Không buộc dừng ngay vay ngoại tệ với DN xăng dầu

Bà Nguyễn Thị Hồng, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
Bà Nguyễn Thị Hồng, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
TPO - Theo Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng, các tổ chức tín dụng tự quyết định cho vay ngoại tệ đối với doanh nghiệp xăng dầu có nhu cầu vay vốn được thực hiện hết 2015 chứ không phải chấm dứt hoàn toàn vào 31/12/2014 như mọi người hiểu.

Trước dư luận về Thông tư 29 vừa ban hành sẽ “siết” không cho nhiều doanh nghiệp cho vay ngoại tệ, chiều 18/12, lãnh đạo NHNN đã đăng đàn giải thích và khẳng định chỉ có 2 nhóm đối tượng DN kinh doanh xăng dầu trong diện điều chỉnh và không có chuyện bắt dừng ngay mà để các NHTM tự quyết đến hết 2015. 

Bà Nguyễn Thị Hồng, Phó Thống đốc NHNN cho biết: “Không phải đến thời điểm 31/12/2014 sẽ dừng cho vay ngoại tệ vì chính sách tín dụng của NHNN thực hiện theo Thông tư 29 mà theo thông tư này thì các tổ chức tín dụng (TCTD) được phép cho vay ngoại tệ đối với các nhu cầu ngoại tệ ngắn, trung, dài hạn để thực hiện thanh toán hàng hóa và dịch vụ, nhập khẩu từ nước ngoài về, và khách hàng có nguồn thu ngoại tệ từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Các TCTD được tự quyết định. Thông tư 29 chỉ quy định đối với một số dự án trọng điểm của Chính phủ, NHNN có thể chấp thuận bằng văn bản đối với các TCTD sau khi thẩm định nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp (DN).

Thông tư 29 mới ban hành có nêu hai nhóm doanh nghiệp chỉ được vay ngoại tệ đến hết 31/12/2014 là DN XNK xăng dầu và DN sản xuất hàng hóa trong nước xuất khẩu.  Như vậy, có phải chúng ta sẽ “siết” vay ngoại tệ với các đối tượng này?

Trong thời gian của năm 2013 cũng như năm 2014, với tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh còn khó khăn, lúc đó tín dụng còn chưa mở rộng nhiều do sức hấp thụ, cầu trong nước còn thấp, nên nhằm tháo gỡ khó khăn cho DN, Thống đốc đã chủ trương cho các TCTD tự quyết định cho vay ngoại tệ đối với 2 nhu cầu: cho vay vốn trong nước để thực hiện dự án mà sản xuất hàng xuất khẩu mà DN họ cũng sẽ nguồn thu ngoại tệ từ hoạt động xuất khẩu và nhu cầu thứ hai là cho vay ngoại tệ đối với các DN đầu mối nhập khẩu xăng dầu được Bộ Công thương giao hạn mức và cái đó cho thực hiện đến hết 31/12/2014.

“Thời gian tới NHNN sẽ yêu cầu TCTD báo cáo số liệu đến hạn của khoản tín dụng ngoại tệ để nắm dòng tiền, nắm tổng thể sẽ điều kiện ổn định thị trường ngoại hối”, Bà Nguyễn Thị Hồng.

Còn thời gian qua, NHNN đã đánh giá tình hình hoạt động cho vay ngoại tệ thời gian qua. Qua đánh giá nhu cầu vay vốn ngoại tệ của hai nhu cầu này, dư nợ cho vay ngoại tệ chiếm 30% trong tổng dư nợ cho vay ngoại tệ của toàn hệ thống. Trong đó, dư nợ cho vay đối với các dự án xuát khẩu chiếm 24%, còn dư nợ cho vay ngoại tệ đối với DN đầu mối nhập khẩu xăng dầu chiếm khoảng 6%. Đây không phải là mức lớn. Tuy nhiên, cân nhắc trên cơ sở năm 2015, Quốc hội đề ra chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế đề ra 6,2% cũng là mức cần phải có nhiều giải pháp để hỗ trợ có thể đạt được mục tiêu này, trên cơ sở phân tích nhiều yếu tố Thống đốc NHNN vẫn tiếp tục cho các TCTD tự quyết định cho vay ngoại tệ đối với 2 nhu cầu vay vốn này được thực hiện hết 2015 chứ không phải chấm dứt hoàn toàn vào 31/12/2014 như mọi người hiểu

Cho phép TCTD tự quyết định cho vay ngoại tệ đối với hai nhu cầu vay vốn này sẽ có tác động thế nào đối với DN, TCTD, hay nền kinh tế?

Có thể nói rằng đối với các DN, trong bối cảnh điều kiện tỷ giá tương đối ổn định, lãi suất cho vay VND “dâng” cao hơn so với lãi suất cho vay bằng ngoại tệ, chính vì như thế việc tiếp tục cho phép cho vay ngoại tệ 2 nhu cầu này tạo điều kiện cho DN giảm chi phí vay vốn so với vay vốn bằng VND. Còn về phía TCTD, trong điều kiện hiện chưa thực sự thông suốt bởi sức hấp thụ vốn vẫn còn yếu nên việc cho phép ngân hàng mở rộng cho vay ngoại tệ này, tạo điều kiện cho hệ thống NH mở rộng tín dụng hơn. 

Việc tiếp tục cho vay ngoại tệ tuy tác động tăng trưởng tín dụng nhưng có e ngại làm “cầu” ngoại tệ tăng mạnh và tácđộng ngược trở lại tạo sức ép lên thị trường ngoại hối?

Về tổng thể kinh tế nói chung, các DN xuất khẩu được vay ngoại tệ thì giảm chi phí qua đó vừa là hỗ trợ cho hoạt động xuất khẩu, vừa hỗ trợ sản xuất trong nước. Như vậy về tổng thể góp cho nền kinh tế có thể đạt tăng trưởng kinh tế trong năm 2015. Khi nói dừng cho vay ngoại tệ người ta nghĩ là dừng ngay gây tác động đến tâm lý thị trường. Thực ra Thông tư 29 không phải dừng hoàn toàn mà chỉ với hai nhu cầu vay vốn trên. Hoạt động cho vay ngoại tệ về cơ bản vẫn vay bình thường chứ không phải là dừng. 

Cảm ơn bà

MỚI - NÓNG