Không ủng hộ việc bỏ ghi ngành nghề trên đăng ký kinh doanh

Phó tổng giám đốc Ngân hàng Việt Á - Đặng Xuân Huy (đại biểu Đồng Tháp) không ủng hộ dự kiến bỏ danh mục ngành nghề trên giấy đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp.

Trong phiên thảo luận tại tổ về Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) ở đoàn Lai Châu, Đồng Tháp, Hậu Giang, ông Đặng Xuân Huy (đại biểu Đồng Tháp) là người đầu tiên được mời phát biểu. Bên cạnh tư cách đại biểu Quốc hội, ông Huy là Phó tổng giám đốc Ngân hàng Việt Á, Chủ tịch hội đồng thành viên Công ty vàng bạc đá quý Kim Long Đồng Tháp và Chủ tịch Hội doanh nghiệp trẻ Đồng Tháp.

Thế nhưng, phần góp ý đầu tiên của vị đại biểu doanh nhân này là không ủng hộ quy định trên giấy đăng ký kinh doanh không còn danh mục ngành nghề như trước. Trong khi đó, đây được coi là điểm sửa đổi quan trọng nhất, mang tính cách mạng của Luật Doanh nghiệp, giúp doanh nhân thực sự được làm những gì pháp luật không cấm thay vì chỉ được làm những gì đăng ký.

Không ủng hộ việc bỏ ghi ngành nghề trên đăng ký kinh doanh ảnh 1 Ngành nghề nên công khai trên giấy đăng ký kinh doanh. Ảnh minh họa

Là một đại biểu doanh nghiệp, vì sao ông không ủng hộ quy định không còn danh mục ngành nghề trên giấy đăng ký kinh doanh?

Doanh nghiệp cũng cần phải công khai hóa thông tin về ngành nghề kinh doanh trên giấy đăng ký của mình để các bạn hàng còn biết họ đang kinh doanh lĩnh vực gì. Khi làm hợp đồng, thực hiện các giao dịch có tính pháp lý thì lúc mang ra công chứng, người ta cũng cần biết doanh nghiệp thuộc ngành nghề nào.

Tôi nghĩ không nên để tình trạng doanh nghiệp kinh doanh một lĩnh vực nhưng lại nói có khả năng về một ngành nghề họ không làm. Trong khi đó, việc công khai thông tin về ngành nghề cũng không có gì nhạy cảm.

Hiện nay trong quá trình kinh doanh, nhiều công ty chuyển hướng sang ngành khác thì cần xin phép trong khi thực tế đây là quyền của họ. Liệu danh mục ngành nghề đó có cần thiết?

Để minh bạch thông tin thì việc thể hiện trên giấy đăng ký kinh doanh là cần thiết. Còn việc chuyển hướng thì doanh nghiệp nên dự kiến để đăng ký ngành nghề luôn từ đầu.

Nhưng họ sẽ rất khó dự kiến được điều mình sẽ làm, còn nếu liệt kê mọi ngành nghề có thể thì bản thân thông tin đăng ký đó cũng không còn ý nghĩa?

Với những doanh nghiệp đăng ký tràn lan ngành nghề chưa kinh doanh thì ít nhất họ đã thể hiện minh bạch về điều họ đang làm hoặc dự kiến. Còn giấy phép không có ngành nghề gì thì trong quan hệ kinh tế giữa các doanh nghiệp cũng khó.

Thực tế là nhiều doanh nghiệp vẫn đầu tư, chuyển hướng sang những lĩnh vực mà họ thấy có tiềm năng và xã hội thừa nhận điều đó một cách tự nhiên. Tuy nhiên, nếu như có vụ việc xảy ra như vụ bầu Kiên, việc kinh doanh một lĩnh vực chưa được ghi trong giấy đăng ký bị coi là trái phép. Ông nghĩ gì về điều này?

Vụ bầu Kiên là một câu chuyện khác. Còn nếu doanh nghiệp có định hướng rồi thì tại sao không đăng ký bổ sung bởi việc đó chỉ mất tối đa 5 ngày làm việc. Thêm nữa, doanh nghiệp cũng không phải hộ kinh doanh cá thể, mọi việc cần có kế hoạch nên việc bỏ chút thời gian dăng ký bổ sung hướng kinh doanh mới không quá phiền hà.

Theo Theo Zing
MỚI - NÓNG
Ga Hà Nội sẽ thành ga đường sắt đô thị nội đô
Ga Hà Nội sẽ thành ga đường sắt đô thị nội đô
TPO - Sở GTVT Hà Nội vừa báo cáo thành phố việc rà soát và đưa ra định hướng xây dựng các dự án đường sắt đô thị, đường sắt quốc gia trên địa bàn. Theo đó, từ nay đến năm 2035, các tuyến đường sắt quốc gia sẽ di dời ra ga đầu mối Ngọc Hồi, ga Hà Nội sẽ trở thành ga đường sắt nội đô.