Kiến nghị chính sách ưu đãi cải tạo chung cư cũ

Nhiều khu chung cư cũ trên địa bàn Hà Nội cần cải tạo
Nhiều khu chung cư cũ trên địa bàn Hà Nội cần cải tạo
TP - Ngày 27/8, tại buổi làm việc với đoàn công tác của Ủy ban Pháp luật của Quốc hội về thực hiện Luật Nhà ở, lãnh đạo TP Hà Nội kiến nghị cần có cơ chế chính sách ưu đãi đối với việc cải tạo chung cư cũ, cũng như việc tìm kiếm nguồn vốn dài hạn để phát triển nhà ở thương mại giá rẻ và nhà ở xã hội cho thuê.

Theo Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn, trên địa bàn có khoảng 1.155 nhà chung cư (cao 3 đến 5 tầng) và 10 khu thấp tầng (từ 1 đến 2 tầng) với tổng diện tích khoảng 1,7 triệu m2 cần được cải tạo, xây dựng lại. Trong việc đầu tư xây dựng các dự án nhà ở cho sinh viên đang gặp phải một số khó khăn như thiếu vốn; cơ chế chính sách chưa hấp dẫn để thu hút các nhà đầu tư tham gia... 

Đại diện TP Hà Nội đề nghị Quốc hội xem xét sửa đổi, bổ sung Luật Nhà ở, ngoài việc đưa vào luật các cơ chế chính sách ưu đãi về thuế, tài chính, tín dụng để khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển quỹ nhà ở xã hội. Điều chỉnh các quy định về tiêu chuẩn thiết kế nhà ở xã hội để phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội. Đặc biệt, cần có cơ chế chính sách ưu đãi đối với việc cải tạo chung cư cũ hiện nay. 

Lãnh đạo TP Hà Nội cũng kiến nghị với Chính phủ và các bộ, ngành tìm kiếm nguồn vốn dài hạn để phát triển quỹ nhà ở cho thuê, thuê mua. Hình thành các quỹ tài chính, tín dụng, quỹ tiết kiệm nhà ở để người thu nhập thấp có thể vay để thuê, thuê mua quỹ nhà ở xã hội. Bên cạnh đó, cho phép các đối tượng đã ký hợp đồng mua nhà xã hội cho người thu nhập thấp trước ngày 07/01/2013 được vay gói tín dụng ưu đãi 30.000 tỷ đồng của Chính phủ. Đồng thời, cải cách thủ tục hành chính để rút ngắn thủ tục đầu tư, thủ tục thế chấp tài sản hình thành trong tương lai tạo điều kiện cho người mua nhà vay vốn mua nhà ở xã hội.

Tại buổi làm việc, ông Phạm Trí Thức - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội đánh giá trong những năm qua, Hà Nội đã thực hiện rất tốt Luật Nhà ở, qua đó làm thay đổi bộ mặt Thủ đô theo hướng văn minh, hiện đại. 

Đặc biệt, để giải quyết nhu cầu nhà ở cho người dân, TP đã thành lập Quỹ Đầu tư phát triển TP Hà Nội, nhằm mục đích tiếp nhận vốn ngân sách, huy động vốn từ các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội. Đây là một bước đột phá so với nhiều tỉnh, thành. 

Trong quản lý các khu chung cư cũ, đoàn công tác Quốc hội đề nghị TP Hà Nội cần có phương án để khắc phục các khó khăn, đẩy nhanh cải tạo nâng cao chất lượng sống của cư dân. Về các vướng mắc của các Ban quản trị nhà chung cư và các kiến nghị của TP sẽ được đoàn tổng hợp, xem xét khi soạn Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi).

MỚI - NÓNG
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2024
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2024
TPO - Từ tháng 4/2024, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông; không xét danh hiệu “Lao động tiên tiến” với người tuyển dụng dưới 6 tháng; quy định mới về xét danh hiệu "Thầy thuốc nhân dân", "Thầy thuốc ưu tú"...
Công an thông tin về vụ múc đất cao tốc mang đi bán
Công an thông tin về vụ múc đất cao tốc mang đi bán
TPO - Lãnh đạo Công an huyện Krông Pắc (Đắk Lắk) cho biết, việc khởi tố 2 bị can liên quan múc đất công trình cao tốc Khánh Hoà - Buôn Ma Thuột mang đi bán là hồi chuông cảnh báo. Công an huyện sẽ kiểm tra, xử lý các xe quá khổ, quá tải, nhất là việc múc đất của dự án đổ đi nơi khác không đúng quy định.