Nghị định về cá tra: Vẽ quy định để thu phí?

Nhiều doanh nghiệp cho rằng, nghị định về cá tra chẳng qua là hình thức vẽ thêm phí cho Hiệp hội thu. Ảnh: Sao Mai
Nhiều doanh nghiệp cho rằng, nghị định về cá tra chẳng qua là hình thức vẽ thêm phí cho Hiệp hội thu. Ảnh: Sao Mai
TP - Đến gần thời điểm có hiệu lực, nhưng nghị định về cá tra vẫn “vấp” phải phản ứng kịch liệt từ các doanh nghiệp. Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (Vasep) đề nghị Thủ tướng hoãn thực hiện nghị định trên đến 1/7/2015, thay vì từ 20/6 tới.

Phản ứng kịch liệt

Nghị định 36 về nuôi, chế biến và xuất khẩu cá tra vừa mới ban hành, được xem là cơ hội để sắp xếp lại ngành cá tra đang “vỡ trận”, sau giai đoạn phát triển nóng. Tuy nhiên, dù sắp đến ngày có hiệu lực (20/6), nhưng Nghị định 36 “vấp” không ít ý kiến từ các doanh nghiệp (DN) trong ngành.

Theo Vasep, nhiều DN rất lo lắng về hướng dẫn của Bộ NN&PTNT, nhất là thủ tục đăng ký hợp đồng, chi phí thẩm định, tiêu chuẩn bắt buộc với sản phẩm cá tra. Chỉ riêng quy định “đăng ký hợp đồng xuất khẩu sản phẩm cá tra” với Hiệp hội Cá tra có thể vi phạm nguyên tắc đảm bảo bí mật kinh doanh, gây bất lợi cho DN.

 “Chúng tôi không đồng tình để Hiệp hội Cá tra quản lý hồ sơ xuất khẩu. Giá cả, hợp đồng mua bán từ nhà máy là bảo mật, không thể báo cáo cho một cá nhân, tổ chức nào hết. Chúng tôi thành lập công ty và có quyền quyết định chi phí sản xuất, giá thành để có lời và sống được”, bà Nguyễn Thị Mậu, GĐ Cty TNHH Chế biến Thực phẩm -Thương mại Ngọc Hà nói.

Còn bà Nguyễn Thị Ánh, GĐ Cty CP Thủy sản sông Tiền cho rằng, việc đăng ký hợp đồng xuất khẩu là điều hết sức phi lý. Các doanh nghiệp đều biết năng lực của Hiệp hội cá Cá tra đến đâu. “Tôi khẳng định, chỉ cần một tháng thôi là hồ sơ đăng ký ùn tắc, xếp chồng lên tận nóc nhà. Mỗi DN xuất mỗi tháng cũng từ vài chục đến vài trăm container. Đặt thủ tục này ra để làm gì? Nói thẳng ra, chẳng qua cũng chỉ là vấn đề về thu phí. Tôi đề nghị hủy bỏ ngay điều khoản này”, bà Ánh nói.

Theo Vasep, nguồn nguyên liệu cá tra hiện 70% là do DN nuôi. Do đó, việc đặt ra các thủ tục hành chính để quản lý 30% sản lượng, nguyên liệu còn lại cần xem xét kỹ lưỡng. Ngoài ra, về việc thu phí thẩm định kinh doanh thương mại cá tra cũng gây phản ứng cho DN. Cá tra hiện đang gặp rất nhiều khó khăn, thức ăn không giảm, giá cá không tăng. Các phí kiểm tra kiểm soát đều cao, bây giờ lại thêm một cái phí kiểm định, để rồi giá thành lại chồng lên, do vậy không nên thu phí thẩm định lúc này.

Trong khi đó, ông Dương Ngọc Minh, Chủ tịch HĐQT, Tổng GĐ Cty CP Hùng Vương, cũng cho rằng, với các thủ tục như trong nghị định, mỗi lô hàng để đạt được nhiều chỉ tiêu, phải đợi chứng nhận của Nafiqad mất 7-10 ngày. Sau đó đăng ký với Hiệp hội Cá tra thêm 3 ngày. Lỡ vào cuối tuần thì lại mất thêm 5 ngày, rồi mất 1-2 ngày qua hải quan. Như vậy, để xuất khẩu một lô hàng mất hơn 20 ngày. Khoảng thời gian này, DN phải chịu lãi suất, tính vào giá thành.

Bỏ ngoài tai kiến nghị của DN?

Ông Nguyễn Phước Bửu Huy, Phó TGĐ Cty CP Chế biến và xuất khẩu thủy sản Cadovimex II (Đồng Tháp) cho biết, đọc xong nghị định, thấy rất thất vọng và toát mồ hôi. “Tại sao lại ban hành một nghị định nhiều bất cập đến như thế này? Từ 4 năm nay, họp đi họp lại biết bao lần, rồi, nhiều lần Vasep cũng tham gia đóng góp ý kiến cho dự thảo nghị dịnh định này, nhưng cuối cùng lúc ban hành, lại hoàn toàn khác xa những gì mà chúng tôi góp ý”, ông nói.

“Tôi đọc xong nghị định cũng tìm ra một trăm cách lách. Nhưng nó chỉ gây mệt mỏi. Chúng tôi không muốn lách nữa, chúng tôi muốn làm thật sự, để cải thiện con cá tra. Điều chúng tôi băn khoăn là vậy, nhưng khi có ý kiến, không được ghi nhận trong văn bản của cơ quan nhà nước, thành ra, chúng tôi thấy bị tổn thương”.

Bà Trương Thị Lệ Khanh

Bà Trương Thị Lệ Khanh, Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Cty CP Vĩnh Hoàn cho biết, nghị định cá tra ra đời, là ý chí cương quyết của nhà nước để sắp xếp lại ngành cá tra. Tuy nhiên, chính sách không nên cứng nhắc, áp đặt cơ chế hành chính, mà linh hoạt, theo cơ chế thị trường, buộc DN theo dòng chảy đó.

Theo Tổng giám đốc Cty Vĩnh Hoàn, đôi khi làm nghề cá, không phải vì đồng tiền, mà vì sự nghiệp đã lỡ theo. Ngoài ra là một chút danh dự, lòng yêu nghề để lại cho thế hệ sau. Cơ quan nhà nước phải là người bạn đồng hành. 

Ai cũng có cái tâm để sửa lại trật tự của con cá này, khó đến đâu, mình gỡ tới đó. “Soạn thảo Nghị định, thông tư phải linh hoạt để các DN thực hiện. Cũng cần phải có niềm tin với DN. Chính DN đang sắp xếp lại ngành. Nếu chính sách càng áp đặt, càng kiểm soát thì DN lại tìm cách để lách”- bà Khanh nói.

Theo ông Minh, tình hình trên biển Đông nóng một, nhưng các DN ngồi trên bờ nóng tới 10. Tại sao cá tra lúc thiếu, lúc thừa? Chính là do liên quan đến vấn đề tài chính. Hiện cho vay sản xuất chế biến cá tra, toàn bộ nằm trong tín dụng 4-6 tháng, anh nào may mắn vay được một năm. Do vận hành tài chính quá ngắn hạn, nên buộc các DN, người dân bán nhanh để đáo hạn. Đây là một yếu tố kéo giá bán xuống. 

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.