Người mua nhà phải làm gì khi dự án thế chấp ngân hàng?

Người mua nhà phải làm gì khi dự án thế chấp ngân hàng?
TPO - Mới đây, Sở Tài nguyên & Môi trường TP.HCM công bố danh sách 77 dự án thế chấp ngân hàng. Chuyên gia xây dựng khuyên khách hàng nên tìm hiểu về thời điểm thế chấp, thế chấp bao nhiêu lần và tiến độ dự án để bảo vệ quyền lợi của mình.

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM cho biết, người mua nhà nên tìm hiểu dự án mình mua có được ngân hàng bảo lãnh tiến độ hoàn thành và có bị thế chấp hay không. Về nguyên tắc, nếu chủ đầu tư đã thế chấp dự án họ phải giải chấp khi muốn bán căn hộ. Đồng thời, khách hàng cần lưu ý bảo lãnh của ngân hàng đối với các dự án đã thế chấp và bảo lãnh tiến độ dự án, giao nhà đúng hạn. Khi chủ đầu tư không thực hiện đúng tiến độ cam kết ngân hàng sẽ trả lại tiền cho người mua.

Ngoài ra, theo ông Châu, việc chủ đầu tư thế chấp dự án là điều hết sức bình thường và nên chủ động công khai chi tiết, tránh trường hợp công bố thế chấp nhưng không rõ là thế chấp phần nào. Điều này hoàn toàn không phải là tiêu chí đánh giá uy tín năng lực của chủ đầu tư mà phải xem thực tế các dự án họ đã và đang triển khai.

“Dự án đã thế chấp không có nghĩa là chủ đầu tư không được bán. Ngân hàng cũng cần thu về dòng tiền, nên nếu ngân hàng cho phép chủ đầu tư bán và kiểm soát dòng tiền này thì chủ đầu tư vẫn được phép bán. Do vậy, khách hàng hoàn toàn yên tâm, khi chủ đầu tư thực hiện việc huy động vốn theo đúng quy định” - ông Châu nói.

Trước đó, tại TP.HCM, 600 hộ dân sống tại chung cư The Harmona (Q.Tân Bình) bỗng nhiên đứng trước nguy cơ bị ngân hàng phát mãi nhà do căn hộ đã bị chủ đầu tư mang đi thế chấp khiến người dân vô cùng hoang mang lo lắng, trong khi đó cơ quan chức năng cũng “tá hỏa” vì từ trước đến nay chưa xảy ra trường hợp này.

MỚI - NÓNG
Cải tạo chung cư cũ: 'Hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi'
Cải tạo chung cư cũ: 'Hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi'
TPO - “Nếu cán bộ quan tâm đến công việc, hay như tôi nói ở hội nghị Ban Chấp hành là có tình yêu với Hà Nội thì tự khắc đứng dậy, khắc có trách nhiệm với nhân dân, khắc giải quyết các vướng mắc, tồn tại. Nếu cứ chung chung, hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi, không làm được” - Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng nói.