Những dự án Việt Nam hiếm hoi đầu tư sang Trung Quốc

Theo chuyên gia, đang có làn sóng nhà đầu tư Trung Quốc sang Việt Nam đầu tư lĩnh vực dệt, nhuộm đón đầu TPP.
Theo chuyên gia, đang có làn sóng nhà đầu tư Trung Quốc sang Việt Nam đầu tư lĩnh vực dệt, nhuộm đón đầu TPP.
TP - Trong khi Trung Quốc có 1.082 dự án đầu tư còn hiệu lực tại Việt Nam, với tổng vốn đăng ký 7,94 tỷ USD, thì Việt Nam chỉ có 13 dự án đầu tư sang Trung Quốc, với tổng vốn đăng ký 15,93 triệu USD - tương đương vốn bình quân hai dự án của Trung Quốc tại Việt Nam cộng lại.

Những dự án hiếm hoi của Việt Nam đầu tư sang Trung Quốc tập trung lĩnh vực sản xuất và dịch vụ. Đáng kể nhất là 2 dự án sản xuất, kinh doanh cân đồng hồ lò xo của Cty Sản xuất cân Nhơn Hòa (vốn 6 triệu USD) và xây dựng khu thương mại của Cty CP Xuất nhập khẩu Việt Trang (vốn 3 triệu USD).

GS.TS Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp (DN) vốn đầu tư nước ngoài, cho biết, DN Việt đều khó đầu tư sang Trung Quốc chủ yếu do tiềm lực yếu. “Đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam nói là vài chục tỷ USD, nhưng thực tế giải ngân chỉ 3-4 tỷ USD, so với các nước, số vốn này chưa thấm gì”, GS Mại nói.

TS Tạ Lợi, Trưởng bộ môn Kinh doanh Quốc tế (Đại học Kinh tế Quốc dân), cho biết, với những mặt hàng Việt Nam có lợi thế mạnh như cao su, lúa gạo…, các thương nhân Trung Quốc cũng sang tận nơi thu mua về nước. “Nên đầu tư Việt Nam sang Trung Quốc không có lợi thế cạnh tranh”, ông Lợi nói. Theo ông Lợi, một số dự án đầu tư của Việt Nam sang Trung Quốc chủ yếu vào lĩnh vực bất động sản, dịch vụ, chỉ có dự án sản xuất cân Nhơn Hòa là đáng chú ý.

Theo chương trình đầu tư của Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Myamar sẽ là nơi cung cấp nguyên liệu thô trong chuỗi giá trị của họ. Vì vậy, các ngành và lĩnh vực đầu tư của Trung Quốc sang Việt Nam không chú trọng vào chuyển giao công nghệ, chủ yếu khai thác khoáng sản, thu mua nông sản…

Trung Quốc hiện đã đầu tư tại 55/63 tỉnh, thành phố của Việt Nam. Bình Thuận là địa phương đứng đầu về vốn đầu tư (tổng vốn 2,02 tỷ USD), tiếp đến là Lào Cai, Tây Ninh, Quảng Ninh, Bình Dương, Hải Phòng...  Với các tỉnh khu vực biên giới phía Bắc (Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Lai Châu…), các nhà đầu tư Trung Quốc rót vốn chủ yếu vào các ngành công nghiệp khai khoáng. 

Theo Cục Đầu tư Nước ngoài (Bộ KH&ĐT), hiện Trung Quốc đứng thứ 9/101 quốc gia và vùng lãnh thổ đã có đầu tư tại Việt Nam. Quy mô bình quân mỗi dự án khoảng 7,34 triệu USD.

MỚI - NÓNG
Trung ương Đoàn trao tặng công trình số hoá khu di tích lịch sử tại Điện Biên
Trung ương Đoàn trao tặng công trình số hoá khu di tích lịch sử tại Điện Biên
TPO - Trung ương Đoàn thực hiện 3 công trình số hóa các di tích lịch sử, địa chỉ đỏ cho tỉnh Điện Biên nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, gồm: Điểm Di tích Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ ở Mường Phăng, Điểm Di tích Đồi A1 và Điểm Di tích Trung tâm đề kháng Him Lam (Đồi Him Lam), với tổng trị giá 300 triệu đồng.