Ông Tony Blair gặp Bộ trưởng Thăng bàn cổ phần hóa Vietnam Airlines

Ông Tony Blair mong muốn hợp tác với Việt Nam trong nhiều lĩnh vực. Ảnh: Telegraph.
Ông Tony Blair mong muốn hợp tác với Việt Nam trong nhiều lĩnh vực. Ảnh: Telegraph.
Cùng với cơ chế hợp tác giữa hai bên, nội dung cuộc gặp giữa cựu Thủ tướng Anh và Bộ trưởng Đinh La Thăng chiều nay, 3/3, tập trung vào dự án cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết và cổ phần hóa Vietnam Airlines.

Cuộc gặp giữa ông Tony Blair với Bộ trưởng vừa được Bộ Giao thông vận tải thông báo trong lịch làm việc của lãnh đạo ngày 3/3. Trước đó, Trưởng đại diện Khu vực châu Á của Công ty Tony Blair Asscociates (TBA) đã có thư gửi Bộ, đề nghị tổ chức cuộc gặp, nhằm chia sẻ công việc của TBA tại Việt Nam. 

Nội dung mà 2 bên quan tâm là Dự án đường cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết và ý kiến của hãng tư vấn này về quy trình cổ phần hóa Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines).


Dầu Giây – Phan Thiết là tuyến cao tốc được Chính phủ chọn thí điểm đầu tư theo hình thức hợp tác công tư – PPP. Trong khi đó, hình thức này là điều từng được công ty của cựu Thủ tướng Anh khuyến nghị với Việt Nam trong chuyến thăm giữa năm ngoái.

Sau hội thảo "Xu hướng đầu tư toàn cầu: Những khuyến nghị đối với Việt Nam" mà ông Tony Blair là diễn giả, văn phòng cựu Thủ tướng Anh đã có một loạt những đề nghị gửi tới lãnh đạo Bộ Kế hoạch & Đầu tư để nhanh chóng khai các dự án có tiềm năng, áp dụng hình thức mới PPP.

Theo kế hoạch, cũng trong chuyến thăm Việt Nam tuần này, ông Tony Blair sẽ cùng Bộ trưởng Kế hoạch Đầu tư Bùi Quang Vinh đồng chủ trì một hội thảo về vai trò kinh tế mới của doanh nghiệp nhà nước.

Cùng với PPP, câu chuyện cổ phần hóa Vietnam Airlines cũng là điều được công ty của cựu Thủ tướng Anh quan tâm. Hãng này đang lên kế hoạch bán 282 triệu cổ phần cho đối tác chiến lược, nhằm thu về khoảng 6.300 tỷ đồng sau khi đã IPO hồi năm ngoái.

Sau khi kết thúc nhiệm kỳ vào năm 2007, cựu Thủ tướng Anh thành lập công ty Tony Blair Associates chuyên thực hiện các cuộc tư vấn về cải cách cho Chính phủ các nước. Ông đến Việt Nam lần đầu tiên năm 2012 và liên tiếp thực hiện các cuộc công du tiếp theo, gặp gỡ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và lãnh đạo các Bộ ngành để bàn về kế hoạch hợp tác.

Theo Theo VnExpress
MỚI - NÓNG
Bình luận

Có thể bạn quan tâm

Chợ xưa, hóa đơn mới: Tiểu thương tập quen bấm máy thay ghi tay

Chợ xưa, hóa đơn mới: Tiểu thương tập quen bấm máy thay ghi tay

TPO - Sau một tháng áp dụng khởi tạo hóa đơn điện tử từ máy tính tiền, nhiều hộ kinh doanh đã dần thích nghi, dù vẫn lúng túng với kê khai hàng tồn và minh bạch nguồn gốc. Ngành thuế cho biết, sẽ tiếp tục nghiên cứu giải pháp đơn giản hơn, hỗ trợ những hộ có mức doanh thu thấp thực hiện nghĩa vụ thuế dễ dàng.
Tổng giám đốc Novaland được mua hơn 4 triệu cổ phiếu ESOP

Tổng giám đốc Novaland được mua hơn 4 triệu cổ phiếu ESOP

TPO - Tập đoàn Novaland dự kiến chào bán gần 49 triệu cổ phiếu ESOP cho người lao động với giá 10.000 đồng/cổ phiếu. Trong đó, ông Dương Văn Bắc - Tổng Giám đốc Novaland dự kiến được mua gần 4,2 triệu cổ phiếu ESOP. Hai phó tổng giám đốc là bà Trần Thị Thanh Vân và ông Cao Trần Duy Nam mỗi người được mua gần 2,7 triệu cổ phiếu.
Bất thường cổ phiếu LDG

Bất thường cổ phiếu LDG

TPO - Dù đang có tổng nợ vay lên tới 893 tỷ đồng, ghi nhận lỗ luỹ kế hơn 1.375 tỷ đồng và từng bị nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục nhưng cổ phiếu của Công ty CP Đầu tư LDG vẫn tăng trần 5 phiên liên tiếp, từ 2.500 đồng lên 3.470 đồng/cổ phiếu.
Ngân hàng chạy đua tăng vốn từ phát hành cổ phiếu

Ngân hàng chạy đua tăng vốn từ phát hành cổ phiếu

TPO - Ngân hàng OCB sẽ phát hành hơn 197 triệu cổ phiếu để tăng vốn lên hơn 26.630 tỷ đồng, Nam A Bank dự kiến phát hành hơn 343 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, Vietbank nếu hoàn thành cả 2 đợt phát hành 378 triệu cổ phiếu thì vốn điều lệ sẽ tăng lên gần 10.920 tỷ đồng…