Phi công nghỉ việc phải báo trước 6 tháng: 'Trái với Bộ luật lao động'

Dự thảo thông tư sửa đổi có lợi cho Vietnam Airlines. Ảnh: Mai Vọng.
Dự thảo thông tư sửa đổi có lợi cho Vietnam Airlines. Ảnh: Mai Vọng.
Một số nhân lực ngành hàng không muốn nghỉ việc phải báo cáo trước 6 tháng, quy định này nằm trong bản dự thảo thông tư sửa đổi do Bộ Giao thông Vận tải công bố.

Bộ Giao thông Vận tải vừa công bố dự thảo thông tư sửa đổi thông tư Thông tư 01/2011/TT-BGTVT trong đó có điều khoản gây tranh cãi là: nhân lực hàng không trình độ cao (gồm phi công, nhân viên bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay và thiết bị tàu bay, nhân viên điều độ, khai thác bay) phải thông báo bằng văn bản 180 ngày trước ngày dự kiến chấm dứt hợp đồng.

Quy định này nhận được sự đồng tình của Vietnam Airlines, hãng hàng không đang phải đối mặt với tình trạng có nhiều nhân viên, nhất là phi công, xin nghỉ việc để chuyển sang hãng hàng không khác.

Theo ông Phạm Ngọc Minh, Tổng giám đốc Vietnam Airlines, lịch bay của hãng được tính theo chu kỳ 6 tháng, bao gồm cả nội dung về nguồn lực lao động. Do vậy, phi công nghỉ việc đột xuất sẽ làm xáo trộn toàn bộ kế hoạch kinh doanh.

 Theo ông Minh, để tìm một phi công thay thế, hãng này cần ít nhất 4 tháng, cộng thêm 2 tháng để phi công mới quen việc. Đại diện Vietnam Airlines cũng cho rằng quy định này nhằm đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh trên thị trường hàng không, an toàn trong khai thác bay.

"Phân biệt đối xử" 

Tuy nhiên, quy định trên đã gây phản ứng mạnh của Công ty Cổ phần hàng không Vietjet Air - một hãng hàng không đang có nhu cầu tuyển dụng lao động lớn, cạnh tranh với Vietnam Airlines.

Theo ông Lưu Đức Khánh, Tổng giám đốc hãng Vietjet Air: “Việc dự thảo thông tư quy định phải báo trước khi nghỉ việc 180 ngày cùng với những nội dung bồi thường chi phí đào tạo dành riêng cho đối tượng này là sự phân biệt đối xử, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của người lao động trong việc tự do lựa chọn việc làm và nơi làm việc và vi phạm quy định của Bộ luật lao động về giao kết hợp đồng lao động, thực hiện và chấm dứt hợp đồng lao động. Thời hạn 180 ngày này sẽ gặp phải sự phản đối của giới phi công nước ngoài".

Theo ông Khánh, hãng Vietjet Air vừa qua đã nhận được ý kiến của phi công ngoại, cho biết với những công ty mà họ từng làm việc như Air Moldova, Air Macau, PAL Express... cũng yêu cầu thời hạn thông báo chấm dứt hợp đồng là 30 ngày. "Quy định 180 ngày gây khó dễ, khiến phi công không còn muốn đến Việt Nam làm việc. Trong khi đó, tại Vietjet Air, 90% người lái đến từ nước ngoài", ông Khánh nói.

Về phía Bộ Giao thông Vận tải, Vụ trưởng Vụ Pháp chế của Bộ này, bà Trịnh Thị Hằng Nga dẫn điều 70 của Luật Hàng không cho rằng Bộ trưởng Giao thông Vận tải được phép quy định chế độ lao động, kỷ luật đặc thù của nhân viên hàng không, nên có thể đưa ra mức trên 30 hay 45 ngày. Ngoài ra, quy định của Bộ luật lao động đưa thời hạn thông báo "ít nhất", không phải thời hạn tối đa.

Giới luật sư cho rằng, giải thích này không hợp lý. Luật sư Lê Đình Vinh, Giám đốc Công ty TNHH Luật Vietthink cho biết: "Theo điều 15, Bộ luật lao động năm 2012: Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động. Cho nên, việc xác lập, thay đổi, chấm dứt hợp đồng lao động phải là kết quả của sự thỏa thuận và thống nhất ý chí giữa người lao động và người sử dụng lao động trên cơ sở hoàn toàn tự nguyện".

“Mọi sự áp đặt làm ảnh hưởng đến sự tự do ý chí trong giao kết hợp đồng lao động đều làm cho hợp đồng không còn đúng với bản chất của nó. Nội dung thỏa thuận của các bên trong hợp đồng lao động phải phù hợp với các quy định của pháp luật về lao động, mà cao nhất là Bộ luật lao động năm 2012”, ông Vinh nói.

Do đó, theo ông Vinh, việc Bộ Giao thông Vận tải đưa ra dự thảo quy định trên là trái với quy định hiện hành của Bộ luật lao động năm 2012.
“Trong nền kinh tế hiện nay có rất nhiều ngành, lĩnh vực đặc thù. Nếu mỗi ngành, mỗi lĩnh vực có tính đặc thù mà tự đặt ra những quy định riêng thì sẽ phá vỡ tính thống nhất của hệ thống pháp luật”, ông Vinh nêu quan điểm.

Ông Hà Đình Bốn, Vụ trưởng Vụ Pháp chế của Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội cho rằng, dự thảo thông tư quy định phi công nghỉ việc phải báo trước 180 ngày là trái với Bộ luật lao động.

Ông Bốn nói: “Điều 37 và 38 của Bộ luật quy định trong trường hợp này, muốn đơn phương chấm dứt hợp đồng thì người lao động chỉ cần báo trước 45 ngày với hợp đồng không xác định thời hạn còn nếu xác định thời hạn thì chỉ cần báo trước 30 ngày". 

Trả lời về ý kiến của cơ quan soạn thảo cho rằng, việc luật không quy định thời hạn tối đa, ông Bốn khẳng định không thể vận dụng cách hiểu này để đưa ra quy định phải báo trước bằng văn bản 180 ngày như dự thảo.

"Đây mới là dự thảo, nhưng nếu khi ban hành Thông tư chính thức mà vẫn quyết giữ quy định như trên thì sẽ trái quy định của Bộ luật. Thông tư không thể to hơn luật được", ông Bốn khẳng định.

Thu Hằng
Theo Theo Thanh Niên
MỚI - NÓNG
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2024
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2024
TPO - Từ tháng 4/2024, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông; không xét danh hiệu “Lao động tiên tiến” với người tuyển dụng dưới 6 tháng; quy định mới về xét danh hiệu "Thầy thuốc nhân dân", "Thầy thuốc ưu tú"...
Công an thông tin về vụ múc đất cao tốc mang đi bán
Công an thông tin về vụ múc đất cao tốc mang đi bán
TPO - Lãnh đạo Công an huyện Krông Pắc (Đắk Lắk) cho biết, việc khởi tố 2 bị can liên quan múc đất công trình cao tốc Khánh Hoà - Buôn Ma Thuột mang đi bán là hồi chuông cảnh báo. Công an huyện sẽ kiểm tra, xử lý các xe quá khổ, quá tải, nhất là việc múc đất của dự án đổ đi nơi khác không đúng quy định.