Siết chặt rủi ro và phòng chống rửa tiền

VietinBank tiên phong trong phòng chống rửa tiền.
VietinBank tiên phong trong phòng chống rửa tiền.
TP - Ngân hàng Công thương Việt Nam (VietinBank) phối hợp Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức Hội thảo Quản lý rủi ro hoạt động và phòng chống rửa tiền theo thông lệ quốc tế và thực tiễn triển khai tại các ngân hàng thương mại Việt Nam.

Ông Phạm Huyền Anh, Phó Chánh thanh tra Cơ quan thanh tra giám sát NHNN khẳng định: Rủi ro trong hoạt động, đặc biệt là trong lĩnh vực ngân hàng luôn luôn tiềm ẩn. Quản trị RRHĐ, PCRT - TTKB là nhiệm vụ quan trọng của các ngân hàng, đặc biệt khi Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng với quốc tế.

Tại đây, bà Bùi Như Ý, Phó Tổng giám đốc kiêm Giám đốc Quản lý rủi ro (Ngân hàng Vietinbank) đã chỉ ra một số loại rủi ro trong hoạt động ngân hàng như: rủi ro tác nghiệp, rủi ro nhân sự, rủi ro pháp lý, rủi ro công nghệ thông tin, rủi ro chính sách.  Bên cạnh đó, tình hình gian lận tài chính cũng là một trong những rủi ro xảy ra trong quá trình hoạt động ngân hàng trong thời gian gần đây đã tăng nhanh. Những loại hình tội phạm này một phần là do các đối tác, khách hàng của ngân hàng gây ra, nhưng cũng có không ít trường hợp lỗi do cán bộ ngân hàng, ví dụ như: cán bộ ngân hàng làm giả sổ đỏ, lấy tiền ngân hàng cá độ bóng đá, làm giả chứng nhận tiền gửi, bắt tay với bên thứ 3 để lấy sổ đỏ của dân thế chấp (loại hình này rất phổ biến), làm giả uy thác đầu tư lừa đảo tiền khách hàng...

Cũng tại cuộc Hội thảo này, ông Nguyễn Văn Ngọc, Cục trưởng Cục Phòng, chống rửa tiền đã đề cập đến một thực tế về tội phạm rửa tiền thông qua hệ thống ngân hàng. Do đó, cần đẩy mạnh công tác phòng, chống loại hình tội phạm này (KYC). Ông Ngọc còn đưa ra những quy định của pháp luật Việt Nam về phòng, chống rửa tiền ở một số trường hợp sau: khi khách hàng lần đầu mở tài khoản; lần đầu đặt quan hệ với ngân hàng nhằm sử dụng sản phẩm, dịch vụ do ngân hàng cung cấp; đặc biệt là khách hàng không giao dịch thường xuyên có giá trị lớn là giao dịch của khách hàng, không có tài khoản hoặc có tài khoản thanh toán nhưng không giao dịch trong vòng 6 tháng trở lên với tổng giá trị không dưới 300 triệu đồng trong một ngày; khi thực hiện chuyển tiền điện tử nhưng thiếu  thông tin về tên, địa chỉ hoặc số tài khoản của người khởi tạo; khi nghi ngờ giao dịch hoặc các bên liên quan đến giao dịch có liên quan đến hoạt động rửa tiền; khi nghi ngờ về tính chính xác hoặc tính đầy đủ của các thông tin nhận biết khách hàng đã thu thập trước đó...

Bà Hinke Visser, chuyên gia về Tội phạm tài chính, khu vực châu Á Thái Bình Dương của Deloitte cho rằng: “Những kẻ gian lận chuyên nghiệp và các nhóm tội phạm liên tục sử dụng các cách thức mới để chiếm đoạt tiền và tránh bị phát hiện. Vì vậy, thông tin phân tích đang được sử dụng để khai thác dữ liệu nhằm sớm xác định các rủi ro gian lận tiềm tàng một cách chính xác hơn.

Được biết, hiện tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có khá nhiều văn bản thể hiện cam kết mạnh mẽ áp dụng chuẩn mực quản trị rủi ro quốc tế theo Besel II.

MỚI - NÓNG
Một nhân viên của Ukrainian Armor chuẩn bị đặt súng cối vào hộp tại khu nhà xưởng không được công khai vị trí. (Ảnh: Reuter)
Ngành vũ khí nội địa Ukraine kêu khó đủ đường
TPO - Hàng trăm doanh nghiệp sản xuất vũ khí và thiết bị quân sự đã mọc lên ở Ukraine kể từ khi cuộc xung đột với Nga nổ ra, nhưng nhiều doanh nghiệp trong số đó đang chật vật vì thiếu tiền và tất cả đều lo sợ sẽ trở thành mục tiêu của tên lửa Nga.