Thương lái Trung Quốc ngừng mua, vải thiều rớt giá thê thảm

Thương lái Trung Quốc bất ngờ rút về nước khiến vải thiều rớt giá mạnh, người dân thiệt hại hàng chục triệu đồng.
Thương lái Trung Quốc bất ngờ rút về nước khiến vải thiều rớt giá mạnh, người dân thiệt hại hàng chục triệu đồng.
Mặc dù còn gần nửa tháng nữa mới hết mùa vải nhưng hầu hết các điểm cân vải của thương lái Trung Quốc tại Lục Ngạn (Bắc Giang) đã đóng cửa, thương lái Trung Quốc đồng loạt rút hết về nước khiến vải thiều rớt giá thê thảm, chín rụng đầy vườn do không có người mua.

Lo lắng cho vườn vải còn hơn 1 tấn quả đang đến kỳ thu hoạch mà không có thương lái thu mua, ông Giáp Văn Huy (xã Hồng Giang, Lục Ngạn) than thở, 4 ngày nay thương lái Trung Quốc bất ngờ ngừng mua vải về rút hết về nước. Người dân chở vải ra thị trấn bán chỉ thấy có một số ít thương lái thu mua vải để đưa vào các tỉnh phía Nam bán, còn thương lái Trung Quốc đã biệt tăm, không thấy đâu.

Theo ông Huy, vì thương lái Trung Quốc ngừng mua, rút hết khỏi Lục Ngạn nên giá vải thiều rớt thê thảm.

   

Hiện nay vải thiều loại 1 chỉ bán được khoảng 12.000-14.000 đồng/kg, vải loại 2 giá chỉ 3.000-6.000 đồng/kg. Trong khi đó, vào chính vụ giá vải loại một bán ở mức 25.000-35.000 đồng/kg, loại hai cũng bán được giá 15.000-16.000 đồng/kg. 

Như vậy giá vải đã giảm đi một nửa so với trước, thậm chí có loại giá giảm chỉ còn 1/3 so với trước.

“Không có người mua lại vào cuối mùa thời tiết nắng nóng nên vải chín rụng, héo khô đầy vườn. Tính ra thiệt hại cả chục triệu đồng/tấn vải chứ không ít”, ông Huy than thở.

Tương tự, ông Giáp Văn Thành (Thôn Kép 1, xã Hồng Giang) cũng ngán ngẩm không kém khi số vải còn chưa thu hoạch ở trong vườn hiện tại không biết bán cho ai.

Ông Thành cho biết, mọi năm thương lái Trung Quốc qua thị trấn cân vải từ đầu vụ tới cuối vụ, hết mùa vải mới chịu rút về. Nhưng năm nay không rõ nguyên nhân làm sao mà họ lại rút sớm như vậy.

“Giờ ra thị trấn bán vải, chỉ còn 1-2 thương lái Trung Quốc thu mua, song số lượng họ thu mua rất ít, không đáng kể mấy”, ông Thành nói.

Theo ông Thành, vải còn nửa tháng nữa mới thu hoạch xong, những hộ có vải chín sớm thì không thiệt hại gì. Tuy nhiên, những hộ có vải muộn, giờ mới thu hoạch rộ thì thiệt hại vài chục triệu đồng chứ không ít.

“Ngay cạnh nhà tôi, có nhà còn tận 4 tấn vải chưa bán mà giờ giá rớt thê thảm khiến họ như ngồi trên đống lửa. Nhà tôi cũng, còn hơn một tấn nữa mới bán hết, giá bán như hiện nay, nếu có thương lái thu mua cũng bị thiệt mất trên chục triệu đồng. Không có người mua thì để chắc chín rụng ngoài vườn hết”, ông Thành than thở.

Cũng theo ông Thành, người dân ở đây ai cũng thắc mắc không hiểu lý do vì sao thương lại Trung Quốc lại bất ngờ rút sớm. Một số người khác thì cho rằng vải bên Trung Quốc đã vào vụ thu hoạch nên họ rút về, không mua nữa.

Theo Theo VietNamNet
MỚI - NÓNG
Vì sao giá vé máy bay tăng cao?
Vì sao giá vé máy bay tăng cao?
TPO - Hiện nay dòng máy bay Airbus A321 Neo có phần linh kiện đang trong thời gian bảo trì bảo dưỡng. Theo yêu cầu của nhà chế tạo, hàng loạt máy bay đã phải triệu hồi, phải dừng các chuyến bay bằng dòng máy bay này. "Các hãng nội địa của chúng ta dùng dòng máy bay này là chính nên dẫn đến việc hạn chế, thiếu hụt máy bay. Đây là một tác nhân cho việc giá vé máy bay tăng cao trong thời gian qua" - Cục Hàng không thông tin tới lãnh đạo TP. Đà Nẵng. 
Tỉnh ủy Tuyên Quang công bố quyết định về công tác cán bộ
Tỉnh ủy Tuyên Quang công bố quyết định về công tác cán bộ
TPO - Ban Thường vụ Tỉnh ủy Tuyên Quang bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Việt - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giữ chức vụ Giám đốc Sở Nội vụ và kiêm nhiệm Phó Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy; bổ nhiệm ông Nguyễn Mạnh Tiến - Ủy viên Uỷ ban Kiểm tra Tỉnh ủy giữ chức vụ Phó Trưởng ban Dân tộc tỉnh.