Uber phát triển chóng mặt bất chấp làn sóng phản đối

Uber ra mắt ở thành phố đầu tiên là San Francisco (Mỹ) vào năm 2011. Hiện tại, Uber đang đẩy mạnh tốc độ chinh phục thị trường châu Á và triển khai dịch vụ với tốc độ 1 thành phố mỗi ngày.
Uber ra mắt ở thành phố đầu tiên là San Francisco (Mỹ) vào năm 2011. Hiện tại, Uber đang đẩy mạnh tốc độ chinh phục thị trường châu Á và triển khai dịch vụ với tốc độ 1 thành phố mỗi ngày.
Dù phải đối mặt với các lệnh cấm ở Ấn Độ, Tây Ban Nha, Bỉ, Hà Lan, Thái Lan và nhiều quốc gia khác nhưng Uber hiện đang phát triển ở nhiều nơi trên thế giới với tốc độ chóng mặt, mỗi ngày khai trương dịch vụ tại một thành phố.

Mới đây, Uber đã được ra mắt ở Thiên Tân, Trung Quốc khi đã lan tới Sofia, Bungari và nhiều thành phố ở trung tâm Florida (Mỹ). Ngoài ra, Uber chọn Hà Nội là điểm đến đầu tiên tại Việt Nam.

Cuối tháng 11 vừa qua, người dẫn đầu chiến dịch bành trướng toàn cầu của Uber phát biểu trên tờ Businessweek rằng Uber sẽ áp dụng ở một thành phố mới vào một ngày bất kỳ.

Theo số liệu của Forbes, tốc độ tăng trưởng của Uber gần như lmỗi ngày một địa điểm

Phóng viên Frank Bi của Forbes, người đã thống kê sự tăng trưởng của Uber từ năm 2010, khi nó ra mắt tại San Francisco (Mỹ), đến năm 2014 cho biết, Uber đã phát triển quy mô gấp 6 lần ban đầu. 

'Sự tăng trưởng của mô hình này, ban đầu chỉ như những giọt nước mưa rải rác bắt nguồn từ Bắc Mỹ sau đó tăng tốc như mưa trút xuống thế giới', Frank Bi mô tả trong bài viết.

Giám đốc điều hành Travis Kalanick của Uber cho biết, hãng này hiện đang hướng vào thị trường châu Á và tuần trước đã kêu gọi được khoản vốn khổng lồ 1,2 tỷ USD để “tạo ra những cuộc đầu tư trọng yếu, đặc biệt là trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương”.

Ở Trung Quốc và Ấn Độ, những đối thủ cạnh tranh địa phương tự tin cho rằng, họ chiếm phần lớn thị trường so với Uber, bởi vì họ am hiểu về văn hóa nơi đây cho dù Uber có dùng nhiều 'chiêu' để phát triển.

Tại Trung Quốc, Uber đang vấp phải sự cạnh tranh của Kuadi Dache và Didi Dache, hai mô hình dịch vụ taxi của hai tập đoàn khổng lồ bản địa Alibaba và Tencent. 

Tại Ấn Độ, dịch vụ địa phương OlaCabs nói họ chiếm tới 70% thị trường trong khi đó Uber chỉ có 10%. Uber cũng bị cấm tại Delhi sau khi một hành khách được cho là đã bị cưỡng hiếp bởi một tài xế taxi của hãng Uber.

Trong lúc đó, theo tuyên bố của Uber, 64% người dân ở Mỹ sử dụng dịch vụ này của hãng trong khi đối thủ cạnh tranh chính của Uber tại thị trường Mỹ là hãng Lyft hiện cung cấp dịch vụ ở 65 thành phố nhưng không mở rộng ra nước ngoài. 

Theo Theo Trí Thức Trẻ/Forbes
MỚI - NÓNG