Cựu Chủ tịch Vinashin thừa nhận cáo trạng

Cựu Chủ tịch Vinashin thừa nhận cáo trạng
TPO - 11h, sau khi đại diện Viện kiểm sát kết thúc phần đọc cáo trạng, phiên tòa bước sang phần thẩm vấn các bị cáo về những sai phạm trong 5 dự án.

> Sáng nay cựu Chủ tịch Vinashin hầu tòa

Các bị cáo trong vụ án trước vành móng ngựa ở phiên sơ thẩm - Ảnh: Hải Đăng
Các bị cáo trong trong phiên sơ thẩm - Ảnh: Hải Đăng.

Bị cáo Phạm Thanh Bình là người đầu tiên được gọi lên để thẩm vấn về Dự án đầu tư xây dựng nhà máy nhiệt điện Diezel Cái Lân. Theo Cáo trạng của Viện KSNDTC, từ năm 2001-2005, Phạm Thanh Bình đã chỉ đạo cấp dưới điều chỉnh tổng mức đầu tư trái quy định; thông đồng với nhà thầu là Công ty Jacobsen để nhập dây chuyền máy móc, thiết bị cũ, không đúng yêu cầu thông số kỹ thuật.

Phạm Thanh Bình đã chỉ đạo cấp dưới mua và tháo dỡ thiết bị từ một nhà máy nhiệt điện cũ ở Trung Quốc về lắp đặt tại Cái Lân, trị giá gần 600 tỉ đồng. Nhà máy này chỉ hoạt động được một thời gian ngắn thì phải ngừng do thua lỗ. Cáo trạng xác định tổng thiệt hại tại dự án này là hơn 66 tỉ đồng.

Khi được hỏi về dự án này, bị cáo Bình thừa nhận cáo trạng truy tố mình là đúng. Tuy nhiên, bị cáo này cho rằng phần luận tội chưa hợp lý. “Do điều kiện khách quan phải như vậy thì mới thực hiện được dự án. Không có vốn nhưng vẫn phải được dự án nên phải tìm ra nguồn vốn. Không có thì không ai cho mình làm”- Bị cáo Bình lý giải.

Lý giải việc mua thiết bị cũ cho nhà máy, ông Bình cho rằng vì giá thành thấp được gần 1 nửa so với việc xây dựng nhà máy mới. Còn công suất kém vì nhà máy có 6 tổ máy thì mới chỉ có 2 tổ hoạt động nên đương nhiên lỗ chi phí.

Bị cáo Bình trả lời chủ tọa khá rành rọt, mạch lạc. Để “tự bào chữa cho mình”, có lúc bị cáo còn ngắt lời chủ tọa để giải thích rõ về những sai phạm mà mình đã gây ra.

Chiều nay, 14h phiên xử tiếp tục với phần thẩm vấn 8 bị cáo còn lại.

Theo Viết
MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.