Trưởng Công an xã dùng súng đánh người

Trưởng Công an xã dùng súng đánh người
TP - Không cho các đối tượng gây tai nạn lấy xe máy phi tang, anh Phước liền bị Trưởng Công an xã dùng súng nện vào đầu gây thương tích.

> Trưởng công an xã tự nổ súng vào bụng

Ông Cẩm bị đa chấn thương do xe máy tông
Ông Cẩm bị đa chấn thương do xe máy tông.

“Biên bản đánh người gây thương tích” do ông Nguyễn Ngọc Quán – công an viên thôn Đray Sáp (xã Đray Sáp, huyện Krông Ana, Đắk Lắk) lập lúc 21 giờ 30 ngày 20-5, xác nhận có việc ông Hòa Quang Trịnh, Trưởng Công an xã Đray Sáp, đã đánh anh Tống Văn Phước vào đầu 3 cái bằng báng súng, làm anh Phước chảy máu đầu phải đi cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Đắk Lắk.

Do xích mích từ trước, khoảng 18 giờ ngày 20-5, gia đình ông Tống Văn Cẩm ở thôn Đray Sáp đang ăn tối thì bị 12 thanh niên đi 4 xe máy đến ném đá vào nhà, đập phá đồ đạc. Con gái ông Cẩm bị ném đá trúng tay. Thấy công an viên đến, các đối tượng này bỏ đi.

Đến khoảng 21 giờ, ông Cẩm bị 3 thanh niên ở thôn An Na, xã Đray Sáp đi xe máy tông vào, gây đa chấn thương ở mặt, tay, chân, hông, phải đưa đi bệnh viện cấp cứu.

Người nhà ông Cẩm cùng một số công an viên đang giữ phương tiện gây tai nạn, lập biên bản hiện trường, bỗng nhiên bị hơn 20 thanh niên cầm đá, gậy tấn công để giải cứu xe. Thấy diễn biến phức tạp, ông Nguyễn Thanh Tùng, Phó trưởng công an xã, phải gọi điện đề nghị Công an huyện xuống can thiệp.

 Anh Phước với vết thương do bị đánh ở đầu
Anh Phước với vết thương do bị đánh ở đầu.

Trong lúc ngăn không cho các đối tượng lấy xe, anh Tống Văn Phước (con trai ông Cẩm) bị ông Hòa Quang Trịnh, Trưởng Công an xã Đray Sáp, dùng báng súng nện vào đầu, vai. Theo hồ sơ bệnh án tại Bệnh viện Đa khoa Đắk Lắk, anh Phước bị “vỡ lún sọ chẩm phải do bị đánh, vết thương chẩm 2 cm”.

Trao đổi với PV Tiền Phong, ông Trịnh khẳng định: “Tôi không đánh anh Phước” mà chỉ ngăn cản anh Phước đánh người nên “cầm súng quơ tay, mũi súng trúng hai cái vào đầu và vai”. Theo ông Trịnh, cây súng đó là loại súng côn quay, dùng đạn cay và đạn cao su để đảm bảo an ninh trật tự.

Sau vụ việc, nhiều người dân địa phương bức xúc cho rằng ông Trịnh đánh người để “bênh” đám thanh niên gây hấn ở cùng thôn, mà quên mất nhiệm vụ của mình là phải giữ an ninh trật tự cho địa bàn. Vụ việc đang được cơ quan chức năng giải quyết.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Bình luận

Có thể bạn quan tâm

Buông câu bên mạn thuyền trên vịnh Ảnh: Nguyễn Tuấn

Câu đêm trên Bái Tử Long

TP - Hè về, gió Nam bắt đầu thổi rì rào qua mặt vịnh và trời chiều kéo dài thêm ánh sáng, người ta thường rủ nhau đi câu mực đêm. Tôi nghe lời rủ của một người bà con ở đảo Quan Lạn, lập tức gật đầu như thể chờ điều ấy từ lâu.
Tác giả trải nghiệm lái ca nô ở biển Vân Đồn

Một thoáng Vân Đồn

TP - Tôi đến Vân Đồn (Quảng Ninh) như một khách phương xa, nhưng lại mang tâm thế của kẻ đã thuộc về nơi ấy tự bao giờ. Câu thơ của cụ Nguyễn Trãi gần 600 năm trước khi qua vùng biên cương gấm vóc vang vọng đâu đây, như thúc giục: “Đường Vân Đồn núi rồi lại núi - Kỳ quan này đất nối trời xây”.
Tâm thế cán bộ, nhân dân Tây Nguyên sau sáp nhập

Tâm thế cán bộ, nhân dân Tây Nguyên sau sáp nhập

TPO - Sau nhiều ngày vận hành thử nghiệm mô hình chính quyền cấp xã mới, không khí tại các địa phương ở Tây Nguyên trở nên sôi động, khẩn trương, đầy kỳ vọng. Sự thay đổi về bộ máy đang kéo theo chuyển động tích cực từ cơ sở, cán bộ gần dân hơn, lắng nghe nhiều hơn. 
Hòn Cấm vẫn uy nghiêm tồn tại hàng trăm năm nay theo kiểu làng trong rừng và rừng giữa làng. Ảnh: Trương Định

Hòn Cấm - báu vật của làng

TP - Từ bao đời nay, ở vùng thượng nguồn sông Kôn của tỉnh Bình Định, đoạn chảy qua thôn Tiên Hòa (xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Thạnh) có một cánh rừng không cần rào chắn, không người canh giữ, nhưng vẫn nguyên vẹn.
Bắt chồng giữa đại ngàn

Bắt chồng giữa đại ngàn

TP - Nằm nép mình dưới chân núi Voi hùng vĩ, thôn Đarahoa (xã Hiệp An, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng) còn được biết đến với tên gọi thân thương: làng Gà. Thôn hiện có hơn 340 hộ dân sinh sống, trong đó 80% là đồng bào dân tộc K’Ho. Không chỉ nổi bật bởi khung cảnh đại ngàn thơ mộng, Đarahoa còn gìn giữ một trong những phong tục đặc sắc bậc nhất của người K’Ho, tục "bắt chồng".
Nụ cười trẻ thơ ngày chiến thắng tại sân bay Mỹ Tho Ảnh: Trần Nhã

'Tao là nhà báo'!

TP - “Tao là Nhà báo!”. Câu nói đầy khí phách của phóng viên Nguyễn Thanh Long (Sóc Trăng) khi bị thương, sa vào tay địch trong đợt Tổng tấn công Tết Mậu Thân 1968 tại Bạc Liêu khiến đối phương phải nể phục. Ông bị đày ra Côn Đảo, trao trả khi có Hiệp định Paris 1973, lại tiếp tục nghề báo đến ngày toàn thắng.
Là chuyên viên Ban Xây dựng Đoàn, chị Vũ Thị Ngân Hà luôn chủ động viết những tin, bài tuyên truyền về các hoạt động của Đoàn Thanh niên tỉnh Điện Biên

100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam: Những người viết báo tay ngang

TP - 100 năm qua, báo chí cách mạng Việt Nam không chỉ là sự nghiệp của những nhà báo chuyên nghiệp mà còn có sự đóng góp của những người viết không chuyên. Những bài báo của họ được viết ra từ thao trường, chốt gác hay những buổi sinh hoạt Đoàn nên chất liệu thực tế đậm đặc và thấm đẫm tinh thần báo chí chân chính: khách quan, nhân văn và vì lợi ích chung.
Bạn trẻ lựa mua vải đầu mùa

Mùa vải chín

TP - Vào một ngày đầu hạ, khi trời còn vương chút mát lành của những cơn mưa đêm, anh bất chợt thấy trên con phố Giải Phóng xuất hiện những chiếc xe ô tô con nhỏ, chở đầy vải từ quê lên.