Nguy cơ tội phạm lọt lưới vì cán bộ sợ bồi thường oan, sai

Nguy cơ tội phạm lọt lưới vì cán bộ sợ bồi thường oan, sai
TP - Đó là cảnh báo của đại diện các cơ quan bảo vệ pháp luật tại buổi tọa đàm đánh giá tình hình thi hành Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước (BTNN) do Bộ Tư pháp tổ chức tại TPHCM ngày 25-10.

Theo ông Vũ Thanh Bình, Phó Phòng Giải quyết khiếu nại Chi cục Thi hành án Dân sự (THADS) TPHCM, giá trị tài sản nhiều vụ thi hành án lên tới hàng chục, thậm chí hàng trăm tỷ đồng khiến nhiều cán bộ công chức run tay.

 Khi xảy ra vụ cưỡng chế đầm của ông Đoàn Văn Vươn và Đoàn Văn Quý ở Tiên Lãng (TP Hải Phòng), Bộ Tư pháp đã họp xác định chính quyền địa phương đã sai cả về cơ chế bồi thường giải tỏa và tổ chức thực hiện 

Ông Nguyễn Thanh Tịnh, Cục trưởng Bồi thường Nhà nước Bộ Tư pháp

Ông Bình dẫn chứng: Do một chấp hành viên thuộc Chi cục THADS quận 11 thiếu sót trong quá trình xác minh, tổ chức thi hành bản án, đối tượng phải thi hành án là ông Hồ A Cẩu đã bán căn nhà đang ở (số 152B Vĩnh Viễn, phường 7, quận 11) và tẩu tán toàn bộ tài sản.

Không được thi hành án, người được thụ hưởng là ông Trương Quốc Lập (ngụ phường An Lạc A, quận Bình Tân) đã khiếu nại, yêu cầu Chi cục THADS bồi thường 26 lượng vàng 24K (hơn 1 tỷ đồng).

“Nhiều người đã chùn tay. Giá trị tài sản quá lớn, nếu làm sai cán bộ nhà nước lấy đâu ra tiền để bồi thường” - ông Bình băn khoăn.

Đại diện nhiều cơ quan bảo vệ pháp luật thừa nhận do lo sợ bồi thường oan sai, nhiều cơ quan, đơn vị và cá nhân tự đẻ ra nhiều thủ tục nhằm kiểm soát chặt, tránh oan sai song lại đi ngược với cải cách thủ tục hành chính và gây không ít phiền hà cho người dân.

“Nhiều kiểm sát viên nói rằng thà bỏ lọt tội phạm còn hơn bắt lầm. Gây oan sai ảnh hưởng đến nhân phẩm của một người nhưng nếu để lọt tội phạm sẽ gây nguy hiểm cho cả cộng đồng” - ông Thật cảnh báo.

Theo Luật sư (LS) Trần Công Ly Tao, Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư TPHCM, số lượng thân chủ thuê LS tư vấn về BTNN chưa nhiều.

Ít có tổ chức, cá nhân bị thiệt hại thực hiện quyền đòi bồi thường do tâm lý ngại khó, cho rằng “thấp cổ bé miệng”, “con kiến mà kiện củ khoai”.

Chưa kể, Luật BTNN quy định: Người bị thiệt hại chỉ được bồi thường khi có văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định người bị thiệt hại thuộc trường hợp được bồi thường.

Theo Cục Bồi thường Nhà nước, cả nước có 165 trường hợp yêu cầu bồi thường oan sai, trong đó đã giải quyết xong 122 vụ việc, đạt tỷ lệ 74%.

Có 4 vụ việc cán bộ thi hành công vụ gây oan sai đã hoàn trả tiền bồi thường cho ngân sách.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG