Cho phép bắn người: Nhiều rủi ro, chưa cần thiết

Cho phép bắn người: Nhiều rủi ro, chưa cần thiết
TP - “Hiện nay có nhiều ý kiến về vấn đề này, có ý kiến ủng hộ nhưng cũng có ý kiến không ủng hộ. Tôi cho rằng, việc cho phép nổ súng trực tiếp vào người vi phạm lúc này chưa cần thiết và tiềm ẩn nhiều rủi ro”.

> 'Mỗi viên đạn còn gắn với lương tâm'
> Chống đối và lạm quyền
> Cần quy định thêm trường hợp công an nổ súng bắn người?

Đó là quan điểm của TS. Dương Thanh Biểu (nguyên Phó Viện trưởng Viện KSND Tối cao) khi trao đổi với Tiền Phong xung quanh Dự thảo Nghị định “Quy định các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi chống người thi hành công vụ”, do Bộ Công an chủ trì soạn thảo.

Căn cứ nào ông cho rằng việc cho phép nổ súng trực tiếp vào người vi phạm lúc này là chưa cần thiết?

Tôi cho rằng, việc xác định hành vi chống người thi hành công vụ “gây ra hậu quả nghiêm trọng về tính mạng, sức khỏe, tài sản của người thi hành công vụ hoặc của người khác hoặc có dấu hiệu của một tội phạm nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng” là rất phức tạp. Để xác định được vấn đề trên đòi hỏi người được nổ súng phải có năng lực hiểu biết pháp luật và có năng lực thực tiễn.

Tôi ví dụ, lúc đầu anh nhận thức cho rằng, hành vi chống người thi hành công vụ sẽ gây hậu quả nghiêm trọng nên nổ súng làm người đó bị thương hoặc chết, nhưng sau đó xem xét lại thì hành vi của người chống người thi hành công vụ không phải là nghiêm trọng.

Như vậy, trong trường hợp này, người nổ súng đã vượt quá phòng vệ chính đáng theo quy định tại Điều 15 Bộ luật Hình sự. Nếu nổ súng gây chết người có thể bị xử lý theo Điều 96 BLHS, nếu bị thương có thể bị xử lý theo điều 106 BLHS.

Cho phép bắn người: Nhiều rủi ro, chưa cần thiết ảnh 1

Thực tế cũng có trường hợp cảnh sát nổ súng khống chế đối tượng chống người thi hành công vụ, song đạn lại lạc vào người dân. Những vụ việc kiểu này sẽ được giải quyết như thế nào, thưa ông?

Trong trường hợp có nhiều người tại hiện trường mà đạn lại lạc vào họ thì vấn đề phức tạp hơn. Có thể do trình độ sử dụng vũ khí của cảnh sát, của những người thi hành công vụ chưa cao, nhưng rõ ràng xử lý hậu quả trong trường hợp này rất phức tạp. Việc giải quyết hậu quả như thế nào còn phải căn cứ tùy vào từng trường hợp cụ thể.

Tôi cũng xin nói thêm, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh số 16/2011/UBTVQH12 về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ, có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2012. Vừa qua, Chính phủ đã có Nghị định số 25/2012/NĐ-CP và Bộ Công an có Thông tư số 30/2012/TT-BCA hướng dẫn thực hiện Pháp lệnh trên.

Do vậy, trước mắt các lực lượng thi hành công vụ cần thực hiện nghiêm chỉnh các văn bản pháp luật trên. Trong trường hợp cần ban hành những quy định mới thì các cơ quan chức năng cần phải có tổng kết thực tiễn áp dụng các văn bản pháp luật trên đây.

Như vậy, ông không đồng tình với việc cho phép nổ súng vào người vi phạm, chống người thi hành công vụ như dự thảo Nghị định của Bộ Công an đang được đưa ra lấy ý kiến nhân dân?

Nói tóm lại, nếu cho phép nổ súng trực tiếp vào người chống cán bộ thi hành công vụ không chỉ xâm phạm đến quyền công dân mà còn sẽ dẫn đến nhiều rủi ro cho người sử dụng vũ khí. Do vậy, tôi cho rằng cơ quan đề xuất văn bản này cần nghiên cứu kỹ lưỡng thận trọng, có tham khảo các cơ quan liên quan và nhất là các kênh thông tin đại chúng...

Xin cảm ơn ông.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Bình luận

Có thể bạn quan tâm

Đột phá từ cán bộ

Đột phá từ cán bộ

TP - Từ ngày 1/7 tới đây, Việt Nam chính thức chuyển mình qua một dấu mốc quan trọng: bộ máy hành chính không còn 63 tỉnh, mà chỉ còn 34 đơn vị cấp tỉnh. Cấp huyện – vốn từng là một tầng nấc trong bộ máy cũ - sẽ được gỡ bỏ, nhường chỗ cho mô hình hai cấp: tỉnh và xã, đi thẳng, gọn, và gần dân hơn bao giờ hết.
Nhìn mình đi

Nhìn mình đi

TP - "Nếu như nói một ngày nào đó trong trường học không còn bạo lực, thì tôi có thể nói được, đó là ngày mà người lớn không còn đánh nhau nữa. Ngày đó, trẻ con sẽ nhìn nhau bằng ánh mắt yêu thương thuần túy mà thôi". Câu trả lời chất vấn trước Quốc hội của Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn nhận được chia sẻ của đông đảo dư luận mấy ngày qua. Nó đánh thẳng vào suy tư và cảm xúc của mỗi người, về thái độ nhìn nhận hiện thực đời sống.
Làm sạch thị trường

Làm sạch thị trường

TP - Hôm 16/6, giữa cuộc họp tại Thành ủy Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm đã nói một câu rất ngắn – nhưng như một lát cắt rạch thẳng vào lớp sương mù đang bao phủ thị trường: Bản chất của việc các quầy hàng đóng cửa là do hàng giả, hàng gian.
Khối C

Khối C

TP - Tổ hợp C00 gồm 3 môn Văn, Sử, Địa, mà hồi xưa vẫn gọi là khối C, đang bị nhiều nơi đào thải khỏi phương án tuyển sinh đại học năm nay. Toàn những lò đào tạo khoa học xã hội thuộc top đầu cả nước. Như trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn, trường ĐH Luật (ĐH Quốc gia Hà Nội), Học viện Báo chí và Tuyên truyền,... Học báo chí, luật, công tác xã hội, tâm lý học, văn hóa học, Việt Nam học, xã hội học... mà lại né xa chùm ba môn Văn, Sử, Địa?!
Tư nhân mở 'cao tốc'

Tư nhân mở 'cao tốc'

TP - “Tư nhân mở cao tốc kinh tế” - phát biểu đầy hàm súc của ông Nguyễn Văn Phúc, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, tại Hội thảo “Mở cao tốc cho kinh tế tư nhân”  do báo Tiền Phong tổ chức - không chỉ là một nhận định mang tính khuyến nghị, mà là một mệnh đề phát triển mang tính thời sự.
Chốt chặn

Chốt chặn

TP - Hàng loạt vụ án nghiêm trọng liên quan đến sản xuất, buôn bán lưu thông hàng giả đã và đang được phanh phui khiến dư luận nhức nhối. Những vụ sữa giả, thuốc giả, thực phẩm và thực phẩm chức năng giả... quy mô lên tới gần 600 nhãn hiệu sữa bột giả, hơn 900 nhãn hiệu gồm hàng trăm tấn thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả...
Thuế

Thuế

TP - Tối 4/4, Tổng Bí thư Tô Lâm có cuộc điện đàm với Tổng thống Mỹ Donald Trump. Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định, Việt Nam sẵn sàng trao đổi với phía Mỹ để đưa mức thuế nhập khẩu về 0% đối với hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ, đồng thời đề nghị Mỹ áp dụng mức thuế tương tự đối với hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam.
Thiếu quê hương?

Thiếu quê hương?

TP - Có lẽ chưa khi nào chúng ta nói nhiều, nghĩ nhiều về quê hương đến thế. Khi công cuộc sáp nhập, mở rộng địa giới hành chính đang diễn ra vô cùng khẩn trương. Trong cuộc đổi dời kì vĩ ấy, sẽ có vô vàn những cuộc chia tay. Chia tay với những tên tỉnh tên huyện tên làng xã đã bao đời thấm đẫm thương yêu như máu thịt. Chia tay những tháng năm “một cõi bên trời” để “ta về với người”...
Thúc đẩy tăng trưởng

Thúc đẩy tăng trưởng

TP - Thúc đẩy quyết liệt giải ngân đầu tư công, bơm vốn ra nền kinh tế… là những nhiệm vụ được Chính phủ nêu rõ và quyết liệt yêu cầu các bộ ngành, địa phương triển khai để bảo đảm mục tiêu tăng trưởng cả nước năm 2025 đạt 8% trở lên.