Thủ đoạn tàn độc của xã hội đen ở bến Miền Đông

Hàng loạt mã tấu và vũ khí dùng để đe dọa người dân
Hàng loạt mã tấu và vũ khí dùng để đe dọa người dân
TPO - Núp dưới bóng nhân viên của các công ty vận tải Tý “điên” tập hợp đàn em luôn thủ súng, mã tấu, dao, kiếm, gậy sắt… sẵn sàng " xử đẹp" ai có mâu thuẫn hoặc xâm hại tới quyền lợi của chúng.
Tên Tý “điên” cầm đầu băng nhóm xã hội đen ở bến xe Miền Đông
Tên Tý “điên” cầm đầu băng nhóm xã hội đen ở bến xe Miền Đông.

Sau gần 3 năm tung trinh sát đi điều tra, chiều 22/3, đại tá Nguyễn Tri Phương, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội (C45), Bộ Công an (khu vực phía Nam) cho biết đã triệt phá băng nhóm xã hội đen, bắt 12 đối tượng, chuyên hoạt động bằng các thủ đoạn bảo kê, cưỡng đoạt tài sản, cho vay nặng lãi, cố ý gây thương tích ở bến xe Miền Đông (TP.HCM).

Từ năm 2010 các trinh sát hình sự đã phát hiện ở khu vực bến xe Miền Đông đã nổi lên băng nhóm tội phạm có tổ chức hoạt động công khai dưới vỏ bọc là nhân viên của các công ty vận tải để hoạt động tội phạm như bảo kê, cưỡng đoạt tài sản, cho vay nặng lãi, cố ý gây thương tích…

Đàn em của Tý “điên”
Đàn em của Tý “điên”.

Cầm đầu băng nhóm xã hội đen này là đối tượng Nguyễn Văn Tý (còn gọi là Tý “điên”, 27 tuổi, quê Tây Ninh, ngụ P.Hiệp Bình Chánh, Q. Thủ Đức, TP.HCM) là nhân viên công ty vận tải An Sinh. Ngoài ra, tên Tý còn làm bảo kê nhà hàng Nam Sơn Quán 2, 3 ở khu vực Q. Thủ Đức.

Để băng nhóm tội phạm xã hội đen đi vào hoạt động Tý “điên” tập hợp các đàn em có máu mặt từng có tiền án tiền sự, luôn thủ hàng nóng như súng, mã tấu, dao, kiếm, gậy sắt… sẵn sàng thanh toán đẫm máu với những ai có mâu thuẫn, hoặc xâm hại tới quyền lợi của chúng. Có quan hệ mật thiết với lực lượng bảo vệ bến xe Miền Đông, đàn em của Tý “điên” còn dùng nhiều thủ đoạn để thao túng cả hệ thống quản lý, bảo vệ tại khu vực bến xe Miền Đông.

Chúng ngang nhiên lộng hành ép khách phải mua vé hoặc phải đi xe do chúng bảo kê. Như trường hợp của anh Lê Đức Lợi (54 tuổi, ngụ Q. Gò Vấp) tài xế taxi là một ví dụ. Vào chiều 23/7/2010 anh lợi chở khách tới bến xe Miền Đông thì bị đàn em của Tý “điên” chặn đầu xe lại bắt anh Lợi phải để khách ngoài cổng để đàn em của Tý “điên” dẫn mua vé ăn tiền cò. Anh Lợi không đồng ý thì bị đàn em của Tý “điên” dùng gậy sắt (loại cây 3 khúc) đánh anh Lợi vỡ hộp sọ phải đi cấp cứu ở bệnh viện Nhân dân Gia Định. Sau đó, gia đình anh Lợi đã làm đơn tố cáo gửi tới Cục Cảnh sát hình sự. Cơ quan công an vào cuộc điều tra, giám định thương tật anh Lợi bị 58,7% thương tật. Và cơ quan điều tra cũng xác định được 4 đối tượng hành hung anh Lợi là Lành và Mạnh là hai đàn em của Tý “điên”.

Chưa dừng lại ở đó băng nhóm đàn em của Tý “điên” đứng ra giàn xếp bảo kê các đầu xe vận tải hành khách để thu tiền hàng tháng, như ngày 20/11/2011 xe của chị Nguyễn Thị Mỹ (47 tuổi, ngụ Q. Gò Vấp) chạy trước tài của Sơn mặt quỷ, tên Sơn mặt quỷ nhờ Thanh ve chai, Phước hói chặn đầu xe và đòi chị Mỹ phải chi cho chúng 20 triệu đồng. Chị Mỹ năn nỉ thương lượng với Sơn cho qua, và đưa chúng 3 triệu đồng.

Hàng loạt mã tấu và vũ khí dùng để đe dọa người dân
Hàng loạt mã tấu và vũ khí dùng để đe dọa người dân.

Tàn độc hơn vào tháng 8/2011, Tý “điên” cho đàn em đuổi theo và đập bể đèn xe chiếc xe khách 51B – 020.79 do anh Phạm Gia Bảo làm chủ. Nguyên nhân là do công ty cổ phần xe Tân Quý nói xe của anh Bảo giành khách của nhà xe Tân Quý. Ngày hôm sau Thanh ve chai cùng đàn em gọi anh Bảo tới quán cà phê đối diện bến xe Miền Đông yêu cầu anh Bảo đưa 10 triệu để chúng đi nhậu để giàn xếp, nếu không bọn chúng sẽ đập nát xe. Để yên ổn làm ăn, buộc anh Bảo phải đáp ứng yêu cầu của Thanh ve chai.

Cầm đầu băng nhóm xã hội đen với nhiều đối tượng cộm cán tên Tý “điên” thường xuyên ép các tiểu thương, chủ xe, tài xế xe khách, và những người buôn bán nhỏ ở khu vực bến xe Miền Đông vay tiền với lãi suất 300%/ngày. Để yên ổn làm ăn Tý “điên” ép buộc ông Đẩu, chủ nhà xe Hồng Đẩu – Đà Nẵng phải vay 90 triệu đồng và mỗi ngày phải đóng 900 ngàn tiền lãi. Hàng ngày Tý “điên” cho đàn em đi thu tiền lãi, hễ người nào trả chậm hoặc trả không đúng hạn Tý “điên” cho đàn em dùng vũ khí nóng để đe dọa và cưỡng đoạt tài sản.

Với những thủ đoạn tàn độc như nêu ở trên, băng nhóm xã hội đen do tên Tý “điên” cầm đầu là nỗi ám ảnh gây bao thương tích, hoang mang cho người dân và các hãng xe vận tải hành khách.

Nguyễn Oanh

Theo Viết
MỚI - NÓNG
Bình luận

Có thể bạn quan tâm

Buông câu bên mạn thuyền trên vịnh Ảnh: Nguyễn Tuấn

Câu đêm trên Bái Tử Long

TP - Hè về, gió Nam bắt đầu thổi rì rào qua mặt vịnh và trời chiều kéo dài thêm ánh sáng, người ta thường rủ nhau đi câu mực đêm. Tôi nghe lời rủ của một người bà con ở đảo Quan Lạn, lập tức gật đầu như thể chờ điều ấy từ lâu.
Tác giả trải nghiệm lái ca nô ở biển Vân Đồn

Một thoáng Vân Đồn

TP - Tôi đến Vân Đồn (Quảng Ninh) như một khách phương xa, nhưng lại mang tâm thế của kẻ đã thuộc về nơi ấy tự bao giờ. Câu thơ của cụ Nguyễn Trãi gần 600 năm trước khi qua vùng biên cương gấm vóc vang vọng đâu đây, như thúc giục: “Đường Vân Đồn núi rồi lại núi - Kỳ quan này đất nối trời xây”.
Tâm thế cán bộ, nhân dân Tây Nguyên sau sáp nhập

Tâm thế cán bộ, nhân dân Tây Nguyên sau sáp nhập

TPO - Sau nhiều ngày vận hành thử nghiệm mô hình chính quyền cấp xã mới, không khí tại các địa phương ở Tây Nguyên trở nên sôi động, khẩn trương, đầy kỳ vọng. Sự thay đổi về bộ máy đang kéo theo chuyển động tích cực từ cơ sở, cán bộ gần dân hơn, lắng nghe nhiều hơn. 
Hòn Cấm vẫn uy nghiêm tồn tại hàng trăm năm nay theo kiểu làng trong rừng và rừng giữa làng. Ảnh: Trương Định

Hòn Cấm - báu vật của làng

TP - Từ bao đời nay, ở vùng thượng nguồn sông Kôn của tỉnh Bình Định, đoạn chảy qua thôn Tiên Hòa (xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Thạnh) có một cánh rừng không cần rào chắn, không người canh giữ, nhưng vẫn nguyên vẹn.
Bắt chồng giữa đại ngàn

Bắt chồng giữa đại ngàn

TP - Nằm nép mình dưới chân núi Voi hùng vĩ, thôn Đarahoa (xã Hiệp An, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng) còn được biết đến với tên gọi thân thương: làng Gà. Thôn hiện có hơn 340 hộ dân sinh sống, trong đó 80% là đồng bào dân tộc K’Ho. Không chỉ nổi bật bởi khung cảnh đại ngàn thơ mộng, Đarahoa còn gìn giữ một trong những phong tục đặc sắc bậc nhất của người K’Ho, tục "bắt chồng".
Nụ cười trẻ thơ ngày chiến thắng tại sân bay Mỹ Tho Ảnh: Trần Nhã

'Tao là nhà báo'!

TP - “Tao là Nhà báo!”. Câu nói đầy khí phách của phóng viên Nguyễn Thanh Long (Sóc Trăng) khi bị thương, sa vào tay địch trong đợt Tổng tấn công Tết Mậu Thân 1968 tại Bạc Liêu khiến đối phương phải nể phục. Ông bị đày ra Côn Đảo, trao trả khi có Hiệp định Paris 1973, lại tiếp tục nghề báo đến ngày toàn thắng.
Là chuyên viên Ban Xây dựng Đoàn, chị Vũ Thị Ngân Hà luôn chủ động viết những tin, bài tuyên truyền về các hoạt động của Đoàn Thanh niên tỉnh Điện Biên

100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam: Những người viết báo tay ngang

TP - 100 năm qua, báo chí cách mạng Việt Nam không chỉ là sự nghiệp của những nhà báo chuyên nghiệp mà còn có sự đóng góp của những người viết không chuyên. Những bài báo của họ được viết ra từ thao trường, chốt gác hay những buổi sinh hoạt Đoàn nên chất liệu thực tế đậm đặc và thấm đẫm tinh thần báo chí chân chính: khách quan, nhân văn và vì lợi ích chung.
Bạn trẻ lựa mua vải đầu mùa

Mùa vải chín

TP - Vào một ngày đầu hạ, khi trời còn vương chút mát lành của những cơn mưa đêm, anh bất chợt thấy trên con phố Giải Phóng xuất hiện những chiếc xe ô tô con nhỏ, chở đầy vải từ quê lên.