Nữ giám đốc ngân hàng lừa tiền tỷ

Nữ giám đốc ngân hàng lừa tiền tỷ
Để không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bà này đã ‘tự nguyện” đến trụ sở công an sở tại để giãi bày, cũng như tự lập bản “phương án thanh toán nợ”, rồi lẳng lặng tẩu tán tài sản trước khi bị thi hành án để trả nợ...

Nữ giám đốc ngân hàng lừa tiền tỷ

Để không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bà này đã ‘tự nguyện” đến trụ sở công an sở tại để giãi bày, cũng như tự lập bản “phương án thanh toán nợ”, rồi lẳng lặng tẩu tán tài sản trước khi bị thi hành án để trả nợ...

Lợi dụng uy tín của chồng là giám đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam chi nhánh tỉnh Tiền Giang với hai con và dâu đều là cán bộ ngân hàng tại tỉnh Tiền Giang và TPHCM, bà Nguyễn Thị Thu Ba (SN 1957, ngụ ấp Hưng Hòa, xã Long Vĩnh, H.Gò Công Tây, Tiền Giang - giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội, H.Gò Công Tây đã huy động vay mượn tiền của nhiều người rồi sau đó tuyên bố vỡ nợ. Để không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bà này đã ‘tự nguyện” đến trụ sở công an sở tại để giãi bày, cũng như tự lập bản “phương án thanh toán nợ”, rồi lẳng lặng tẩu tán tài sản trước khi bị thi hành án để trả nợ...

VAY MƯỢN RỒI... XÀI!

Ở huyện Gò Công Tây, khi nói đến gia đình ông S.N (tên chồng bà Thu Ba), ai cũng khen ngợi về sự giàu có, thành đạt của một gia đình trí thức, giàu có. Ngoài sự thành đạt hiếm có của gia đình, bà Thu Ba còn được nhiều người biết đến về sở trường làm ăn, kinh doanh giỏi. Không chỉ “ăn nên làm ra” trong việc kinh doanh nhà máy nước phục vụ cho cả hai xã Long Vĩnh và Vĩnh Hựu, hay làm chủ nhiều điền sản có giá trị bạc tỷ, từ đầu năm 2011 cho đến trước khi nghỉ việc (từ tháng 9-2012), bà giám đốc ngân hàng này đã xây dựng phương án kinh doanh máy gặt đập liên hợp, làm nhà yến và cho người bên ngoài vay đáo hạn ngân hàng để dụ dỗ, lôi kéo nhiều người cho vay mượn tiền với lãi suất từ 2-3%/ tháng.

Các nạn nhân của bà Thu Ba
Các nạn nhân của bà Thu Ba.

Tin tưởng vào uy tín của gia đình bà Thu Ba, sáu người dân ở các xã Long Vĩnh, Đồng Thạnh và Thị trấn Vĩnh Bình đã không ngần ngại giao trọn số tiền “xương máu” là tài sản dành dụm cả đời, hoặc đi vay mượn tiền của người khác để cho bà Thu Ba vay mượn với hy vọng sẽ kiếm được một khoản tiền lời. Cụ thể, anh Dương Thành Hưởng (SN 1968, ngụ xã Đồng Thạnh) đã gom góp tiền của gia đình và mượn thêm tiền của hai người khác được tổng cộng 2,090 tỷ đồng để cho bà Ba vay (nhiều lần từ ngày 13-1-2011 đến ngày 5-2-2012) với lãi suất 3% /tháng. Tuy nhiên, sau khi trả được 330 triệu đồng, từ tháng 8-2012, bà Ba bỗng tuyên bố vỡ nợ, không trả thêm một đồng vốn, lãi nào...

Dành dụm số tiền lương hưu được 130 triệu đồng, bà Nguyễn Thị Tuyết (SN 1947, ngụ xã Long Vĩnh) đã tin tưởng đưa hết cho bà Ba vay mượn với lãi suất 1,5%/tháng từ ngày 26-3-2010. Bà Dương Thị Mộng Ngọc (SN 1951, ngụ xã Long Vĩnh, Gò Công Tây, là em chồng bà con của ông S.N - chồng bà Thu Ba) cũng “nộp” cho bà Ba 180 triệu đồng từ ngày 9-7-2012. Bà Ba hứa sau 2 tháng sẽ trả tiền, nhưng bà chỉ trả được 20 triệu đồng rồi nín bặt. Tương tự, bà Nguyễn Thanh Xuân (SN 1954), ông Lê Văn Tuấn, Nguyễn Thị Kim Liên (SN 1959, cùng ngụ Thị trấn Vĩnh Bình) cũng đã bị bà Ba lợi dụng sự tin tưởng để chiếm đoạt 750 triệu đồng với lãi suất 2-3%/tháng.

Anh Hưởng cho biết: sau khi tuyên bố vỡ nợ (vào tháng 8-2012), bà Thu Ba đã tự đến cơ quan công an trình báo về việc vỡ nợ. Rồi bà ung dung đưa ra 4 phương án thanh toán nợ. Không đồng ý thỏa thuận, các nạn nhân đã đồng loạt khởi kiện ra tòa...

“HOÃN BINH” ĐỂ TẨU TÁN TÀI SẢN

Theo quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự của Tòa án nhân dân huyện Gò Công Tây vào tháng 3 và tháng 4-2013, bà Ba đồng ý trả nợ cho các con nợ ngay sau khi có quyết định công nhận sự thỏa thuận của tòa án. Tuy nhiên sau đó, bà Thu Ba đã không thực hiện đúng thỏa thuận. Do vậy, các chủ nợ đã tìm đến Cơ quan thi hành án dân sự huyện Gò Công Tây để yêu cầu cơ quan này buộc bà Thu Ba phải thi hành án.

Tài sản của bà Thu Ba đã được chuyển giao cho con trai
Tài sản của bà Thu Ba đã được chuyển giao cho con trai.

Tuy nhiên, cán bộ thi hành án cho biết là ngoài chiếc ô tô 7 chỗ (trị giá khoảng 700 triệu đồng) đã bán gần đây, số tài sản nhà đất còn lại đã được bà Thu Ba mang đi thế chấp cho ngân hàng nên không còn khoản tài sản nào khác để cưỡng chế thi hành án. Sau khi tuyên bố vỡ nợ, bà Thu Ba liền bị chồng lấy danh nghĩa là Giám đốc ngân hàng Nhà nước chi nhánh Tiền Giang để ra quyết định buộc thôi việc trước ngày nghỉ hưu 3 tháng. Đứng trước các con nợ, ông N. giải thích là ông hoàn toàn không hề biết gì về chuyện nợ nần, vay mượn tiền của vợ ông, dù rằng hằng ngày ông và vợ con cùng chung sống dưới một mái nhà (?)...

Các nạn nhân bức xúc nói: từ chỗ lợi dụng sự quen biết và uy tín, địa vị của gia đình và bản thân, bà Thu Ba đã lừa đảo, chiếm đoạt tiền của sáu người (tổng số tiền là 2,8 tỷ đồng). Hành động huy động chiếm giữ tiền của người khác của bà Ba là có dự mưu từ trước. Sau khi vay mượn được tiền vài tháng, bà bỗng tuyên bố vỡ nợ mà không ai biết được số tiền tỷ vay mượn ấy đã đi về đâu.

Điều thắc mắc ở chỗ là tại sao hành vi lừa đảo của bà Thu Ba là rõ ràng như thế mà chính quyền, công an sở tại lại cho đây là một vụ việc dân sự, chuyển qua tòa án xử lý một cách hết sức phi lý. Do thời gian giải quyết vụ việc của cơ quan chức năng tại địa phương quá dài, đã gián tiếp tạo điều kiện cho bà Thu Ba mang tất cả tài sản của gia đình đi tẩu tán. Rất mong cơ quan pháp luật ở địa phương điều tra làm rõ vụ việc.

Theo Báo CATPHCM

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG