Nữ đại biểu hội đồng bị tố 'quỵt nợ'

Nữ đại biểu hội đồng bị tố 'quỵt nợ'
TP - Bà Lê Thị Thúy, đại biểu HĐND tỉnh Hải Dương, bị hàng chục người dân tố cáo lạm dụng tín nhiệm, chiếm đoạt tài sản công dân với số tiền hàng chục tỷ đồng.

> Nữ giáo viên chiếm đoạt hàng tỷ đồng

Nhà bà Lê Thị Thúy (ở thôn Mạn Đê, xã Nam Trung), nơi trước đây từng đặt trụ sở Cty TNHH Hanh Thúy, luôn cửa đóng then cài
Nhà bà Lê Thị Thúy (ở thôn Mạn Đê, xã Nam Trung), nơi trước đây từng đặt trụ sở Cty TNHH Hanh Thúy, luôn cửa đóng then cài. Ảnh: Tuấn Nguyễn

Những ngày gần đây, hơn 20 người dân trên địa bàn tỉnh Hải Dương đã gửi đơn tố cáo bà Lê Thị Thúy (SN 1963), Giám đốc Cty TNHH Hanh Thúy, đại biểu HĐND tỉnh Hải Dương lên cơ quan chức năng về hành vi lạm dụng tín nhiệm, chiếm đoạt tài sản công dân.

Theo nội dung đơn, bà Thúy đã lợi dụng mối quan hệ quen biết và hàng xóm láng giềng, đánh vào tâm lý, lợi dụng dự án dạy nghề cho nông dân do UBND tỉnh cấp để tạo niềm tin đối với mọi người và cho rằng mình có nhà hàng, khách sạn trị giá trên 50 tỷ đồng, để lừa và chiếm đoạt tài sản của họ.

Trong số những người tố bà Thúy quỵt nợ có ông Trần Văn Sơn, Giám đốc doanh nghiệp tư nhân Tùng Phương (ở Nam Sách, Hải Dương), cho bà Thúy vay 17 tỷ đồng; Bà Đoàn Thị Xuân (trú tại phường Bình Hàn, TP Hải Dương) cho vay 11 tỷ đồng.

Theo bà Xuân, lợi dụng mối quan hệ cùng quê nên từ năm 2009-2010, bà Thúy đã vay của bà gần 1 tỷ đồng để làm ăn. Mặc dù chưa trả nhưng đến cuối năm 2010, bà Thúy thông báo cho bà Xuân đã xin được dự án thành lập trường dạy nghề, nếu có vốn đối ứng, Nhà nước sẽ rót khoảng 40 tỷ đồng và đặt vấn đề vay tiền bà Xuân, hứa khi có vốn đối ứng sẽ thanh toán toàn bộ số nợ cho bà.

Tin người, bà Xuân đã mượn tiền của anh em, bạn bè và đưa cho bà Thúy vay tiếp với số tiền trên 10 tỷ đồng. Đến giờ, tổng số tiền cả gốc lẫn lãi bà Thúy nợ bà Xuân là 12 tỷ đồng, song bà Xuân chưa nhận được đồng tiền nào.

Anh Lê Bá Nguyện, con nuôi của bà Lê Thị Thúy cũng tố bà Thúy lừa bán 2,2 tấn hành trị giá 120 triệu đồng
Anh Lê Bá Nguyện, con nuôi của bà Lê Thị Thúy cũng tố bà Thúy lừa bán 2,2 tấn hành trị giá 120 triệu đồng. Ảnh: Tuấn Nguyễn

Căn nhà 3 tầng mà gia đình bà Lê Thị Thúy từng đặt trụ sở Cty TNHH Hanh Thúy tại thôn Mạn Đê, xã Nam Trung (Nam Sách, Hải Dương) thời gian gần đây luôn cửa đóng then cài. Bên ngoài ngôi nhà, một số chủ nợ vẫn thường trực đợi bà Thuý về nhà.

Ông Nguyễn Quang Khởi, hàng xóm ngay sát nhà bà Thúy, ở thôn Mạn Đê cho biết: “Ngày 15/6/2007, tôi có cho bà Thúy vay 1,5 tỷ đồng với lãi suất 1,7%/tháng. Đến ngày 15/6/2011, khi thấy bà Thúy nợ nhiều người với số tiền lớn, tôi đòi thì tổng số nợ cả gốc và lãi đã lên tới hơn 3,7 tỷ đồng. Tuy nhiên, từ khi cho vay đến nay tôi chưa nhận được đồng tiền lãi nào của bà Lê Thị Thúy, ngay số tiền gốc cũng không thể nhận lại”.

Một trường hợp khác là của bà Phạm Thị Nga (trú tại thôn Lương Gián, xã Quốc Tuấn, huyện Nam Sách). Theo bà Nga, chồng bà Thúy có họ hàng với gia đình bà nên khi bà Thúy hỏi vay tiền, gia đình bà đã cho vay hơn 500 triệu đồng, hơn 6.000 USD, 1 cây vàng 9999.

Theo ông Nguyễn Đức Khoái. Trưởng Công an xã Nam Trung, bà Thúy trước đây kinh doanh chế biến nông sản. Ngày 14/1/2002, Cty TNHH Hanh Thúy được thành lập với ngành nghề kinh doanh chủ yếu là mua, bán hàng nông sản xuất khẩu, gồm cả hành, tỏi... Năm 2006, bà Thúy chuyển sang kinh doanh nhà hàng tại thị trấn Nam Sách. Từ đây mọi người hùn vốn cho bà Thúy vay tiền.

Hôm qua, để tìm hiểu rõ hơn sự việc, PV Tiền Phong đã gọi điện liên lạc với bà Lê Thị Thuý nhưng bà không bắt máy.

Liên quan đến vụ việc, ông Nguyễn Đức Khoái -Trưởng công an xã Nam Trung cho biết, thông tin sự việc bà Lê Thị Thúy vỡ nợ là có thật. Tuy nhiên, tổng số nợ đến nay vẫn chưa rõ, chỉ do các chủ nợ nói chứ chưa ai gửi đơn đến chính quyền xã.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.