Bắt giam Chủ tịch, Tổng Giám đốc Tập đoàn Thiên Thanh

TPO - Ngày 29/7, cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tố, bắt giam bị can Phạm Công Danh, chủ tịch HĐQT Tập đoàn Thiên Thanh và bị can Phan Thành Mai, nguyên thành viên Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc.

Thông cáo của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) phát đi hôm nay cho biết, Cảnh sát điều tra Bộ Công an đang thụ lý vụ án Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Công ty TNHH Tập đoàn Thiên Thanh, có trụ sở tại  TP HCM.

Bắt giam Chủ tịch, Tổng Giám đốc Tập đoàn Thiên Thanh ảnh 1

Bị can Phạm Công Danh và Phan Thành Mai.

Theo đó, ngày 29/7/2014, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã công bố quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam bị can đối với ông Phạm Công Danh (sinh ngày 10/10/1965), Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty trách nhiệm hữu hạn Tập đoàn Thiên Thanh.

Người thứ hai bị bắt tạm giam là ông Phan Thành Mai (Sinh ngày 20/6/1971), nguyên thành viên Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc.

Người thứ ba là ông Mai Hữu Khương, (Sinh ngày: 19/8/1983), nguyên thành viên Hội đồng quản trị, phụ trách Tài chính.

Ngân hàng Nhà nước cho biết, những người có tên nêu trên có tham gia Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam. Trước đó, ngày 28/7/2014, để bảo đảm hoạt động ổn định, an toàn và đúng pháp luật của Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam, Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam đã có các Quyết định miễn nhiệm các đối tượng trên và đồng thời thống nhất bầu, bổ nhiệm nhân sự thay thế.

Thông cáo cũng nêu rõ, từ năm 2012 cho đến nay, Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam hoạt động dưới sự giám sát chặt chẽ của Tổ Giám sát do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thành lập. Sự việc trên không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.