Dương Tự Trọng lĩnh thêm 15 tháng tù

Bị cáo Dương Tự Trọng tại tòa
Bị cáo Dương Tự Trọng tại tòa
TPO - Trưa 28/8, kết thúc phiên tòa sơ thẩm xử bị cáo Dương Tự Trọng, nguyên phó giám đốc Công an TP Hải Phòng, tội lợi dụng chức vụ quyền hạn, HĐXX TAND TP Hải Phòng tuyên phạt bị cáo Dương Tự Trọng mức án 15 tháng tù.

Tổng hợp hình phạt 16 năm tù TAND Tối cao đã tuyên trước đây về tội tổ chức người khác trốn đi nước ngoài, bị cáo Trọng phải chịu hình phạt chung 17 năm 3 tháng tù. 

Trước đó, trong phần xét hỏi, bị cáo Trọng đã thành khai báo.

Phần luận tội, công tố viên cho rằng, truy tố bị cáo theo theo khoản 1 điều 281 tội lợi dụng chức vụ quyền hạn khi thi hành công vụ là đúng người đúng tội đúng pháp luật.

Hành vi của bị cáo đã làm sai lệch hoạt động bình thường của cơ quan nhà nước. Bị cáo hiểu biết pháp luật, có nhân thân tốt, bị cáo mới bị xử 16 năm tù, đến vụ án này bị cáo đã có tiền án.

Thời gian công tác, bị cáo có nhiều thành tích, thành khẩn khai báo, gia đình có công, đề nghị HĐXX xem xét giảm nhẹ. Viện kiểm sát đề nghị mức án 12 - 18 tháng tù.

Luật sư bào chữa cho bị cáo cho rằng, đại diện Viện kiểm sát đưa luận điểm bị cáo biết Đồng Xuân Phong - cán bộ Đội chống buôn lậu Cục Hải quan TP Hải Phòng - bị truy nã đã không tổ chức truy bắt mà còn sử dụng Phong đưa anh trai là Dương Chí Dũng đi nước ngoài. Hành vi này đã được xét xử tại bản án trước, đã chung thẩm nên không thể khởi tố về tội danh khác.

Theo luật sư, chủ thể tội lợi dụng chức vụ quyền hạn khi thi hành công vụ phải là một nhiệm vụ cụ thể. Còn trường hợp này, ông Trọng với vai trò là phó giám đốc chịu trách nhiệm chung theo chức năng phân công. Luật sư cho rằng, Viện kiểm sát truy tố không hợp lý về lý luận, chứng cứ chung chung. Luật sư đề nghị HĐXX đình chỉ vụ án.

Theo bị cáo Trọng, đối tượng Đồng Xuân Phong và các đối tượng bị truy nã khác công an đều có kế hoạch truy bắt đầy đủ. Mặt khác, văn bản Phòng cảnh sát truy nã tội phạm gửi cho bị cáo chỉ là báo cáo định kỳ chứ không phải đề xuất cụ thể.

Tuy nhiên, ông Trọng đề nghị luật sư không tranh luận cùng công tố viên nữa vì “Tôi tin vào HĐXX nơi quê nhà mà tôi đã nhiều năm công tác”. 

Trong phần nói lời sau cùng, bị cáo Dương Tự Trọng cho rằng, bản thân ông rất xúc động khi trở về Hải Phòng bởi đã nhiều năm tháng bị tạm giam không được gặp gia đình người thân. 

“Trở về đây, nhìn ánh mắt nụ cười hiền hậu của mọi người, tôi rất biết ơn. Tôi đã đề nghị luật sư không tranh luận. Tôi tin vào HĐXX, mức án thế nào tôi chấp nhận, không kháng cáo, không kêu oan. Cá nhân tôi, tôi gửi lời cám ơn những người đã giúp tôi trong những ngày tháng công tác tại quê nhà. Tôi tự hào về những năm tháng đó. Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, tôi luôn yêu thiết tha từng giây phút cuộc đời mình” - bị cáo nói.

> Xem diễn biến trước đó của phiên tòa

MỚI - NÓNG
Bình luận

Có thể bạn quan tâm

Điều khiến thương hiệu Hoa hậu Việt Nam tồn tại gần 4 thập kỷ

Điều khiến thương hiệu Hoa hậu Việt Nam tồn tại gần 4 thập kỷ

TPO - Với thực trạng trong một năm có trên dưới 30 cuộc thi hoa hậu được tổ chức, nhà báo Lê Minh Toản cho rằng con số không nói lên tất cả. Điều đáng bàn là việc những đơn vị tổ chức kiên định với tôn chỉ mục đích của cuộc thi. Hoa hậu Việt Nam là cuộc thi có tuổi đời 38 năm. Để tồn tại trong suốt gần 4 thập kỷ, cuộc thi kiên định với những trụ cột về nhan sắc, văn hóa, trí tuệ, cống hiến và các trụ cột đó được công chúng đồng tình.
Cảnh trong vở Tuồng Tình mẹ

Khi Tuồng, Chèo, Cải lương về một nhà

TP - Nhà hát Cải lương Việt Nam, Nhà hát Chèo Việt Nam, Nhà hát Tuồng Việt Nam sẽ chính thức hợp nhất thành Nhà hát Sân khấu Truyền thống Quốc gia Việt Nam, hoàn thành trước ngày 1/8/2025. TS . NSND Lê Tuấn Cường, Quyền Giám đốc Nhà hát Chèo Việt Nam, đơn vị đang gây sốt với những đêm diễn cháy vé cho rằng: Sáp nhập sẽ mở ra trang sử mới cho Tuồng, Chèo, Cải lương.
'Xài chùa' thời 4.0: Bản quyền lỏng lẻo bóp nghẹt công nghiệp sáng tạo

'Xài chùa' thời 4.0: Bản quyền lỏng lẻo bóp nghẹt công nghiệp sáng tạo

TP - Nghe nhạc miễn phí, xem phim, đọc sách lậu… những hành vi tưởng như vô hại ấy đang từng ngày làm xói mòn nền văn hóa sáng tạo. Khi sáng tác không được bảo vệ, sản phẩm bị “dùng chùa” ngay trong ngày đầu phát hành, không chỉ nghệ sĩ, nhà làm phim, tác giả sách mất thu nhập, mà cả xã hội cũng đánh mất môi trường văn minh, khiến giá trị không được trả công xứng đáng.