Khởi tố nhóm chuyên cưỡng đoạt tài sản của công nhân

Khởi tố nhóm chuyên cưỡng đoạt tài sản của công nhân
TPO - Với thủ đoạn ép buộc công nhân vay nợ nặng lãi, đe dọa, đánh đập công nhân để buộc nạn nhân đưa tiền. Vợ chồng Nguyễn Kim Trinh và đàn em đã gây ra nhiều vụ cướp, cưỡng đoạt tài sản của công nhân trong khu công nghiệp Tam Phước (Đồng Nai).

Ngày 30/7, Công an TP Biên Hòa (Đồng Nai) đã ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam các đối tượng Nguyễn Kim Trinh (44 tuổi, quê Cà Mau), Phạm Tuấn Hùng (33 tuổi, ngụ phường Long Bình Tân, TP Biên Hòa), Lê Đức Thiện (33 tuổi, ngụ xã Tam Phước, TP Biên Hòa), Mai Văn Phúc (27 tuổi, quê Trà Vinh) và Tống Thanh Hoài (24 tuổi, quê  Long An) để điều tra về các hành vi cưỡng đoạt và cướp tài sản.

Theo điều tra, từ đầu năm 2015 đến nay, băng nhóm do Nguyễn Kinh Trinh cầm đầu đã thực hiện nhiều vụ cưỡng đoạt tài sản và cướp tài sản của công nhân làm việc trong Khu công nghiệp Tam Phước  (TP Biên Hòa). Trinh thường cho đàn em gọi điện hẹn gặp một số công nhân, nhân viên quản lý để giải quyết mâu thuẫn của họ trong công ty rồi điều họ đến nơi khác để đe dọa, đánh đập ép đưa tiền, tài sản có giá trị. 

Trinh và chồng là Hùng chỉ đạo cho đàn em đe dọa, buộc các công nhân, nhân viên quản lý làm việc tại các công ty trong khu công nghiệp Tam Phước phải nộp tiền hàng tháng cho Trinh. Những nạn nhân bị chúng ép buộc đưa tiền hoặc vay nặng lãi  đều phải giao sổ bảo hiểm, thẻ ATM cùng mã pin để chúng thu tiền hàng tháng.

Ngày 5/7, Công an TP.Biên Hòa đã thực hiện lệnh bắt khẩn cấp các đối tượng: Trinh, Hùng, Thiện, Phúc và Hoài. Khám xét nơi ở của các đối tượng, công an thu giữ 6 mã tấu, 7 điện thoại, 7 thẻ ATM, nhiều sổ ghi chép hoạt động cho vay nặng lãi, nhiều sổ hộ khẩu, sổ bảo hiểm xã hội và gần 40 triệu đồng. Bước đầu có khoảng 15 bị hại đã bị băng nhóm này cưỡng đoạt tài sản.

MỚI - NÓNG
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
TP - Thông tin từ Bộ Tài chính cho hay, đến nay có khoảng 40 địa phương gửi báo cáo thu chi tiền công đức. Theo đó, điểm nhấn là nhiều địa phương có số thu tiền công đức rất cao, lên tới 200-400 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, việc chi tiền công đức cũng đang cho thấy có khá nhiều bất cập khi mỗi nơi làm theo một kiểu. Trong khi có nơi xin giữ lại để tu bổ di tích, có chỗ nguồn thu lại được để dùng cho từ thiện.