Không xét xử khi VKS vắng mặt

ĐB Giàng Thị Bình: “Sự tham gia của VKS sẽ giám sát các hoạt động tố tụng và giảm sự tùy tiện trong áp dụng pháp luật”.
ĐB Giàng Thị Bình: “Sự tham gia của VKS sẽ giám sát các hoạt động tố tụng và giảm sự tùy tiện trong áp dụng pháp luật”.
TP - Thảo luận về dự thảo Bộ luật Tố tụng dân sự (sửa đổi) ngày 26/10, đa số các đại biểu (ĐB) Quốc hội (QH) đều đồng tình với quan điểm Viện Kiểm sát (VKS) bắt buộc phải có mặt tại tòa, tham gia tranh tụng để giảm tùy tiện trong áp dụng pháp luật. 

Cân nhắc khi xét xử theo lẽ công bằng

Theo báo cáo giải trình Bộ luật Tố tụng dân sự (sửa đổi) của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đa số ĐBQH nhất trí với quy định “Tòa án không được từ chối yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng”. Song để bảo đảm tính khả thi, Ủy ban Thường vụ Quốc đề nghị bổ sung các quy định về giải quyết các vụ việc dân sự, trong trường hợp chưa có điều luật để áp dụng, đồng thời tạo cơ sở pháp lý để thực hiện nguyên tắc thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.

Đồng tình với chủ trương này, ĐB Huỳnh Nghĩa (Đà Nẵng) cho rằng, đây là căn cứ để Tòa án nhận đơn, thụ lý các vụ việc, không để người dân “tự xử”, ảnh hưởng đến an ninh trật tự. Nhưng để hạn chế việc khởi kiện tùy tiện, ĐB Nghĩa đề nghị quy định chặt chẽ theo hướng đương sự phải cung cấp được đầy đủ thông tin, bằng chứng và chịu trách nhiệm trước Tòa án.

Đồng tình với sự cần thiết bổ sung quy định này, ĐB Trần Hồng Hà (Vĩnh Phúc) phân tích, nếu Tòa án từ chối giải quyết, không cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết sẽ không đáp ứng được yêu cầu bảo vệ quyền con người, quyền công dân.

Cùng quan điểm, song ĐB Trần Đình Nhã (Thừa Thiên – Huế) cho rằng, chủ trương này không thể quy định chung chung được, vì lúc đó sẽ áp dụng bằng án lệ, phong tục tập quán, lẽ công bằng để xét xử. Trong khi đó không phải Tòa án nào cũng có thể phán quyết được, vì năng lực trình độ của Tòa án từng cấp khác nhau. Trên cơ sở đó, ĐB Nhã đề nghị không nên áp dụng đại trà, và chỉ nên giao cho Hội đồng thẩm phán Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao (VKSNDTC).

Bắt buộc phải có KSV tranh tụng

Đề cập đến vai trò của VKSND, ĐB Giàng Thị Bình (Lào Cai) cho rằng, cần tiếp tục khẳng định đơn vị này là cơ quan tiến hành tố tụng, vì Luật Tổ chức VKS quy định, VKS thực hiện kiểm soát hoạt động tư pháp. Do đó việc phát biểu của kiểm sát viên (KSV) về vụ án không làm ảnh hưởng đến vụ án, vừa đảm bảo tính độc lập, bởi nhiều khi áp dụng phong tục không đúng làm ảnh hưởng đến quyền lợi ích hợp pháp dân sự. “Sự tham gia của VKS sẽ giám sát các hoạt động tố tụng và giảm sự tùy tiện trong áp dụng pháp luật”, ĐB Bình nói. ĐB Huỳnh Nghĩa (Đà Nẵng) cho rằng, VKS có nhiệm vụ bảo vệ Hiến pháp và pháp luật, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức cá nhân, do vậy cần quy định KSV “có quyền đề nghị” để đảm bảo tuyên án đúng pháp luật, hạn chế kháng cáo.

Không đồng tình với quy định Hội đồng xét xử vẫn tiến hành khi KSV vắng mặt, ĐB Ngô Thị Minh (Quảng Ninh) nhấn mạnh, điều này không phù hợp với Hiến pháp. “Mọi phán quyết của Tòa án phải trên cơ sở tranh tụng tại tòa nên bắt buộc phải có sự tham gia của VKS”, ĐB Minh nêu quan điểm.

MỚI - NÓNG
Những bộ phim đầu tiên về chiến dịch Điện Biên Phủ
Những bộ phim đầu tiên về chiến dịch Điện Biên Phủ
TP - Ngày 15/3/1953, nền Điện ảnh Cách mạng Việt Nam được thành lập tại chiến khu Việt Bắc. Một năm sau, ngày 13/3/1954, Chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra. Khi đó, trước và sau chiến dịch Điện Biên Phủ, điện ảnh Việt Nam đã có những bộ phim đầu tiên nói về chiến dịch này.