Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 9/2015

Người nghèo sẽ được hỗ trợ phí thi hành án. Ảnh: BT
Người nghèo sẽ được hỗ trợ phí thi hành án. Ảnh: BT
TP - Điều chỉnh trợ cấp thất nghiệp; những tình huống giảm phí thi hành án; quy định của Ngân hàng Nhà nước về vấn đề mua bán nợ… là những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 9/2015.

1. Quy định mới về hỗ trợ tạo việc làm

Tại Nghị định 61/2015 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm có quy định, các cơ sở sản xuất, kinh doanh được vay 1 dự án tối đa 1 tỷ đồng và không quá 50 triệu đồng cho 1 lao động được tạo việc làm. 

Đối với người lao động, mức vay tối đa lên tới 50 triệu đồng. Thời hạn vay vốn được xác định không quá 60 tháng. Cũng tại văn bản trên, lãi suất vay vốn được tính bằng lãi suất vay vốn đối với hộ nghèo theo từng thời kỳ theo quy định của Chính phủ.

2. Hộ nghèo được giảm 80% phí thi hành án

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Thi hành án dân sự. Theo đó, tại Điều 48 của nghị định nêu rõ các trường hợp được miễn, giảm phí thi hành án. Cụ thể, giảm 80% phí thi hành án đối với người được thi hành án có khó khăn về kinh tế, thuộc chuẩn hộ nghèo và được UBND cấp xã nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc xác nhận.

Ngoài ra, liên quan đến chi phí cưỡng chế thi hành án, tại Điều 44 cũng nêu rõ, những trường hợp có thu nhập không đảm bảo mức sinh hoạt tối thiểu để sinh sống bình thường, hoặc lâm vào hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn kéo dài do thiên tai, hỏa hoạn… cũng được xem xét giảm 50% chi phí cưỡng chế thi hành án phải nộp. Văn bản có 85 điều, hiệu lực thi hành từ ngày 1/9/2015.

3. Được mua nợ khi có tỷ lệ nợ xấu dưới 3%

Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành Thông tư 09/2015, quy định về hoạt động mua bán nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Theo đó, các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chỉ được mua nợ khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận tại giấy phép thành lập và có tỷ lệ nợ xấu dưới 3%.

 Với các công ty quản lý nợ và khai thác tài sản là công ty con của tổ chức tín dụng, chỉ được mua nợ của chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức tín dụng khác khi tổ chức tín dụng mẹ có tỷ lệ nợ xấu dưới 3%, trừ tình huống mua nợ theo phương án tái cơ cấu đã được phê duyệt. Thông tư này có hiệu lực từ 1/9, thay thế văn bản cũ, điều chỉnh cùng hành vi.

4. Trợ cấp thất nghiệp hằng tháng tối đa 5 lần lương tối thiểu

Từ ngày 15/9, người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định, mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng tối đa 5 lần lương tối thiểu. Đây là quy định mới, thể hiện tại Thông tư 28/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

5. Khám bệnh ngày lễ vẫn được hưởng bảo hiểm

Liên Bộ Y tế - Tài chính vừa ban hành Thông tư liên tịch số 16/2015. Văn bản này quy định, từ ngày 1/9, các cơ sở y tế tổ chức khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế vào ngày nghỉ, ngày lễ mà không phải vì lý do quá tải, người khám, chữa bệnh vẫn được hưởng quyền lợi từ bảo hiểm y tế như những ngày bình thường.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.