'Rượu 138' - thần dược và chốn lao tù

'Rượu 138' - thần dược và chốn lao tù
Thực tế vẫn còn người lén lút trồng cây anh túc và trào lưu ngâm, uống và bán “rượu 138” vẫn chưa dứt hẳn, mấy năm gần đây dân nhậu lại rất quan tâm săn lùng loại rượu này.

'Rượu 138' - thần dược và chốn lao tù

> Lợi, hại 'rượu 138' ngâm cây anh túc
> Phát hiện rượu ngâm, dương tính với ma túy

Thực tế vẫn còn người lén lút trồng cây anh túc và trào lưu ngâm, uống và bán “rượu 138” vẫn chưa dứt hẳn, mấy năm gần đây dân nhậu lại rất quan tâm săn lùng loại rượu này.

Vũ Văn Trăng và Phạm Văn Hà tại cơ quan điều tra
Vũ Văn Trăng và Phạm Văn Hà tại cơ quan điều tra.

Mặc dù câu chuyện về loại rượu có tên gọi rất lạ là “rượu 138” đã được báo chí nói khá nhiều thời gian qua, cả về tác hại của rượu với sức khỏe, lẫn tác hại về mặt pháp luật, khi việc sử dụng loại rượu này có thể khiến người bình thường trở thành vi phạm luật. Thế nhưng, rất đau lòng là, chỉ vì thiếu hiểu biết, đã có những người vô tình phải bước vào sau song sắt trại giam…

“Rượu 138”, đó là tên được dân nhậu sử dụng để gọi các loại rượu có ngâm rễ, thân, cành hoặc quả của cây thuốc phiện (cây anh túc). Rượu này được dân nhậu đặt tên theo kế hoạch 138 do UBND tỉnh Yên Bái đề ra nhằm kiểm soát, xử phạt đối với người trồng cây thuốc phiện

Chiều 26/3, chúng tôi có mặt ở khu vực nhà tạm giữ của Công an quận Tây Hồ, Hà Nội. 2 người đàn ông gầy gò, gương mặt sợ sệt, có phần ngơ ngác, từ phòng tạm giữ bước xuống. Mấy anh cán bộ Công an hỏi 2 người đã biết là vi phạm chưa, họ cùng trả lời rất khẽ: “Bây giờ thì chúng em đã biết là mình sai rồi ạ!” Tiếc rằng, câu trả lời ấy đã muộn! Họ là Vũ Văn Trăng và Phạm Văn Hà, 2 đối tượng trong vụ án bắt quả tang tàng trữ, vận chuyển 2kg hoa, quả, rễ, thân cây thuốc phiện tươi (anh túc) mấy hôm trước.

Đêm 23/3, chiếc xe taxi chở 2 hành khách đang đi về hướng Mỹ Đình, đến ngã tư đường Thanh Niên - Thụy Khuê thì gặp tổ Y5, lực lượng Cảnh sát 141 Công an TP Hà Nội và lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm ma túy Công an quận Tây Hồ phối hợp kiểm tra hành chính. Qua kiểm tra trên xe lực lượng Công an phát hiện ra một gói nilon trắng, đựng thân, rễ, quả hoa anh túc. Tất cả những người có mặt trên xe taxi được mời về trụ sở Công an.

Theo lời khai của Vũ Văn Trăng (34 tuổi, trú tại 16 ngõ 46, Tứ Đình, Long Biên, Hà Nội), thì trước đó hôm 3/4, khi Trăng đang lái xe thì Phạm Văn Hà, em họ của Trăng, đã gọi điện hỏi Trăng có mua hoa, quả, rễ, thân cây thuốc phiện tươi để ngâm rượu không, nhưng vì không có nhu cầu nên Trăng nói không mua. Cuộc nói chuyện ấy lại tình cờ lọt vào tai 2 người bạn của Trăng, cũng là 2 người khách đang ngồi trên taxi khi đó là Hưng và Lương.

Vốn nghe đồn rượu hoa, quả, rễ, thân cây thuốc phiện được gọi là “Tiên tửu”, hay “rượu 138” (138 là tên viết tắt của Ban chỉ đạo thực hiện Chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm (trong đó có tội phạm ma tuý) do UBND tỉnh Lào Cai thành lập), có tác dụng như thần dược, khi không những có tác dụng giảm đau, chữa các bệnh về dạ dày, đường ruột, mà cánh mày râu mê nhất là vì nghe tin rượu này còn có khả năng làm tăng cường “năng lực đàn ông”. Vì thế, họ “mê tín” món rượu này lắm, nên nhiều người còn coi đây là “đặc sản” dùng để làm quà biếu các “thượng khách”. Muốn mua được rượu hiếm này đâu có dễ, phải thông qua mối quen biết, rồi đặt trước tận trên miền núi Tây Bắc.

Ngoài rễ, thân, hoa, lá cây thuốc phiện, thì trong mỗi bình rượu dứt khoát phải có quả của cây thuốc phiện, càng nhiều quả, bình rượu càng đắt. Chúng ta đều biết, quả thuốc phiện rạch ra lấy mủ để làm ra thuốc phiện, vì thế, quả mới chính là “nguyên liệu” chính làm nên giá trị cho bình rượu. Và đương nhiên, đó chính là ma túy được ngâm rượu. Cũng vì thế, giá của một lít rượu được ngâm từ loại cây này có giá khoảng 500.000 đồng, còn nếu rượu ngâm quả thuốc phiện thì giá một lít còn cao hơn nhiều so với rượu ngâm cả thân cây, lá và hoa. Quả, cây, hoa thuốc phiện nếu đem ngâm với rượu ngoại, thì có giá cao ngất ngưởng: khoảng 2 triệu đồng/lít.

Chính vì thế, nghe tin sẽ mua được nguyên liệu để ngâm rượu “tiên” một cách dễ dàng, Hưng và Lương liền bảo Trăng đưa đi mua. Lại được Hà cho biết giá chỉ 450.000đồng/kg, nên tối 23-3, theo hẹn, Trăng chở Hưng và Lương hăm hở đến nhà Hà ở 133 An Xá, Phúc Xá, Ba Đình, để mua. Hà mang ra một gói nilon màu trắng, bên trong đựng khoảng 2kg hoa, quả, rễ, thân cây thuốc phiện. Sau khi thỏa thuận, Hưng đã đưa cho Hà 900.000đồng rồi 3 người cho gói thảo dược “đặc biệt” này vào cốp xe taxi. Trăng lại chở Hưng và Lương về phố Trần Cung (Cổ Nhuế) và trên đường đi thì bị lực lượng Công an bắt quả tang.

Khi bị bắt, cả 3 người đều bị bất ngờ, vì không nghĩ việc làm của mình lại là vi phạm pháp luật. Lã Văn Hưng cho biết, anh ta chỉ nghĩ đơn giản là mua về ngâm rượu để tự sử dụng chữa bệnh, thì là chuyện bình thường. Còn Hà cũng cho biết, anh ta mua gói thân cây, lá, rễ và quả đó với giá 450.000đ/kg và bán lại cũng chỉ với giá đó, chứ không vì lợi nhuận. Hà cũng không chia tiền từ việc bán 2kg cây, rễ, quả ma túy cho Trăng. Chỉ đến khi, được đưa về Công an quận Tây Hồ, và các cán bộ Công an phân tích cho biết, việc sử dụng rượu ngâm ma túy đã là hành vi phạm pháp, trong khi đây còn là hành vi mua bán và riêng Trăng là sử dụng phương tiện để chở đi mua ma túy.

Vụ án đã xảy ra, là một việc rất đau lòng và rất đáng tiếc. Đau lòng vì bỗng dưng, có đến 4 gia đình chia đàn xẻ nghé, vì người thân phải vào chốn lao tù, mà hầu hết đều là lao động chính. Vũ Văn Trăng cũng là trụ cột trong gia đình, giờ đây vướng phải vòng lao lý, để lại vợ con bơ vơ. Giá như họ từng liên quan đến ma túy, thì đi một lẽ, đằng này, cả 3 chỉ vì không hiểu biết mà phạm tội. Còn đáng tiếc là bởi, công tác tuyên truyền về việc cần thận trọng trước loại rượu mới xuất hiện này còn yếu, nên đã khiến nhiều người vô tình mà lâm cảnh tù tội.

Thực ra cho đến lúc này, vẫn còn nhiều người nghĩ đơn giản rằng, việc sử dụng rượu ngâm cây, lá, rễ và quả thuốc phiện, là chuyện cá nhân và cũng là bình thường. Vì thế, không ít người đã mua lá, thân, rễ và quả thuốc phiện về để ngâm rượu, vừa sử dụng vừa bán cho người khác. Tuy nhiên, nếu sử dụng loại “tiên tửu” này, việc xét nghiệm sẽ cho kết quả dương tính với ma túy, nên hành vi này là sử dụng trái phép chất ma túy và sẽ bị xử lý hành chính theo Nghị định 73/2012/NĐ-CP.

Theo luật sư Nguyễn Minh Đức, Công ty Luật IPIC, Bộ luật Hình sự nêu rõ, những người mua bán trái phép cây có chứa chất ma túy (Điều 194) sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Mua bán trái phép chất ma túy. Vì thế, cho rằng, rượu ngâm cây thuốc phiện không phải là ma túy, do đó, hành vi mua bán, sử dụng loại rượu này không vi phạm pháp luật, là sự thiếu hiểu biết về luật pháp.

Cho đến nay, luật pháp của ta mới chỉ qui định về xử lý hành vi buôn bán, tàng trữ, sử dụng quả cây thuốc phiện, nhưng lại chưa có chế tài xử lý trên với lá, thân, rễ cây (như quy định với cây cần sa). Vì thế, khi bắt được gói cây, quả, rễ ma túy, lực lượng Công an phải bóc tách từng loại lá, quả, rễ, thân… riêng biệt để kiểm tra trọng lượng, trên cơ sở đó mới kết luận được mức độ vi phạm của những người trên.

Việc thiếu hiểu biết pháp luật đã khiến, thời gian gần đây, việc sản xuất và sử dụng rượu ngâm cây, rễ, quả thuốc phiện khá phát triển. Cách đây không lâu, Công an tỉnh Yên Bái đã bắt quả tang Bùi Thị Hoa (thị xã Nghĩa Lộ, Yên Bái) tàng trữ 1.500 lít rượu ngâm thuốc phiện, cùng hơn 2kg quả thuốc phiện. Hành vi vi phạm này của Bùi Thị Hoa đã bị TAND thị xã Nghĩa Lộ tuyên mức án 7 năm tù giam vì tội danh Mua bán trái phép chất ma túy. Ở Hà Nội, ngay huyện Từ Liêm, lực lượng chức năng cũng bắt giữ 5.000 lít rượu ngâm “thần dược này.

Rượu 138 có thật là “thần dược” như lời đồn? Thực ra, loại "rượu 138” này có nguồn gốc từ một số địa bàn vùng cao, nơi bà con ở tỉnh Yên Bái lén lút giấu cơ quan chức năng trồng cây thuốc phiện, đã “tận dụng” cây, rễ, lá, quả để phơi khô, ngâm rượu uống, sau khi đã chích quả thuốc phiện để lấy nhựa. Rồi dần dần, từ đây, loại rượu này đã được người ở nhiều nơi biết đến và thế là, nó có mặt ở nhiều nơi, đặc biệt là được bán phổ biến ở một số huyện của tỉnh Yên Bái như Nghĩa Lộ, Mù Cang Chải, Trạm Tấu...

Không hiểu tác dụng thật của nó đến đâu, nhưng “tiếng đồn đã khiến “rượu 138” trở thành một thương hiệu mà cánh mày râu rất thích săn lùng. Dĩ nhiên, do công tác tuyên truyền, nên hầu hết những người sử dụng hay sản xuất rượu ngâm cây, rễ, quả ma túy, đều không biết là mình phạm luật. Vì thế, nhiều chuyên gia luật cho rằng, cần tăng cường đẩy mạnh hơn nữa, việc tuyên truyền tác hại của rượu ngâm cây thuốc phiện.

Về chất lượng thực sự của rượu 138, theo ông Trần Đáng, nguyên Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế, thì rượu ngâm cây, quả thuốc phiện rất dễ gây nghiện, thậm chí chỉ sau 1 tuần sử dụng. Cho đến nay, việc sử dụng rượu bằng cây, rễ, lá, quả anh túc chưa có gì chứng minh về tác dụng với sức khỏe, trong khi rất nguy hiểm ở chỗ, loại rượu này khi mới uống, sẽ có cảm giác khỏe người, nên nhiều người lầm tưởng về tác dụng của nó. Nhưng ít ai biết là rượu này gây nghiện rất nhanh vì có chứa ma túy. Còn theo một số thầy thuốc đông y thì việc dùng thân, rễ, lá cây anh túc để ngâm rượu, không có tác dụng “thần dược” như mọi người vẫn tưởng, trái lại, việc sử dụng loại rượu này lâu ngày có thể gây tăng nhịp tim, nặng dẫn đến tử vong. Còn điều mà cánh đàn ông mong đợi nhất ở loại rượu này là tăng cường khả năng sinh lý, lại là điều không có thật.

Theo Nghị định 73/2010/NĐ-CP:

Điều 21, khoản 3. Phạt tiền từ 2.000.000 - 5.000.000 đồng đối với hành vi sau: a) Người chủ hoặc người có trách nhiệm quản lý nhà hàng, khách sạn... do sơ hở, thiếu trách nhiệm để cho người khác lợi dụng sử dụng chất ma tuý trong khu vực, phương tiện mình quản lý; b) Trồng các loại cây thuốc phiện, cây cần sa, cây cô ca hoặc các cây khác có chứa chất ma tuý.

Khoản 5. Phạt tiền từ 20.000.000 - 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm sau nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự: c) Vi phạm các quy định về giao nhận, tàng trữ, vận chuyển chất ma túy, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, tiền chất ma túy; d) Vi phạm các quy định về phân phối, mua bán, sử dụng.

Theo Cảnh sát toàn cầu

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
TPO - Trong ngày trọng đại, Chu Thanh Huyền và Quang Hải được gia đình nhà gái và nhà trai trao tặng nhiều quà cưới. Theo ghi nhận, cặp đôi nhận được những món quà giá trị từ gia đình 2 bên gồm nhiều kiềng vàng và nhẫn.