Những cuộc hôn nhân thảng thốt

Từ chân bồi bàn, chị Hoa đổi đời thành bà chủ nhờ kết duyên chồng Tây Ảnh: Nguyễn Huy
Từ chân bồi bàn, chị Hoa đổi đời thành bà chủ nhờ kết duyên chồng Tây Ảnh: Nguyễn Huy
TP - Các cô gái phố cổ lấy chồng Tây chưa bị biến thành những mắt xích của các dịch vụ môi giới hôn nhân. Phần lớn họ kết duyên từ sự hiểu biết, yêu thương và có cuộc sống tốt đẹp.

> Kỳ 2: Cắm sào nơi quê vợ

Từ chân bồi bàn, chị Hoa đổi đời thành bà chủ nhờ kết duyên chồng Tây Ảnh: Nguyễn Huy
Từ chân bồi bàn, chị Hoa đổi đời thành bà chủ nhờ kết duyên
chồng Tây. Ảnh: Nguyễn Huy.

Phố đẹp nhờ rể Tây

Phường Minh An nổi tiếng có nhiều phụ nữ lấy chồng Tây. Trung tá Lê Văn Tâm - Phó trưởng công an phường Minh An (TP Hội An) cho hay, phần lớn trường hợp này là những người có gia cảnh khó khăn, từng chèo đò, bán rong… nhưng vẫn được du khách cảm mến. Hơn chục năm nay, chưa có trường hợp nào chồng Tây, vợ ta dẫn đến cảnh mất an ninh, trật tự trên địa bàn.

Bộ mặt khối phố Đồng Hiệp, An Hội vốn chỉ là những xóm vạn đò nhếch nhác nay có thêm điều kiện thay da, đổi thịt, phát triển từng ngày một phần nhờ trường hợp lấy chồng ngoại và lập nghiệp trên quê hương phố cổ.

Theo đánh giá, đến thời điểm hiện tại đa phần họ đều có cuộc sống hạnh phúc, đời sống của nhiều gia đình có con gái lấy chồng Tây được nâng cao rõ rệt. Một số hộ dân từ chỗ nghèo đói, nhà cửa lụp xụp, tạm bợ nay đã xây được nhà lầu, tiện nghi đầy đủ... “Chúng tôi hay kiểm tra, theo dõi nhưng chưa có trường hợp nào lấy chồng ngoại do môi giới hôn nhân. Phần lớn đều do họ tự tìm hiểu và đồng thuận giữa hai bên” - Trung tá Tâm cho biết thêm.

Bên sông Hoài, nhiều nhà cửa khang trang nhờ phụ nữ phổ cổ lấy chồng Tây
Bên sông Hoài, nhiều nhà cửa khang trang nhờ phụ nữ phổ cổ lấy chồng Tây .

Đại úy Dương Nam Phương - Phó trưởng Công an phường Cẩm Phô (Hội An) cũng nhận định: phường có hơn 30 trường hợp người ngoại quốc làm ăn, sinh sống trên địa bàn, trong đó có gần chục trường hợp lấy vợ phố cổ. Phần lớn phụ nữ này có cơ hội đổi đời, cuộc sống ổn định và ăn nên làm ra. “Chúng tôi hay gọi những phụ nữ này là “đại sứ văn hóa” vì ít nhiều họ góp phần giới thiệu hình ảnh phụ nữ Hội An chất phác, giản dị, hiền hậu ra thế giới” - Trung tá Phương nói.

Gặp lại chị Nguyễn Thị Hoa (28 tuổi, phường Minh An) sau chuyến sang thành phố Uppsala (Thụy Điển) để đoàn tụ cả gia đình nhà chồng Carl Andreason, chị Hoa vui kể: Phong tục bên đó ai cũng quý con dâu đến nỗi mình chẳng phải làm gì.

Đặc biệt hơn, gia đình anh Carl có 3 anh chị em thì tất cả đều được “khuyến khích” lấy vợ chồng ngoại. Chị gái anh Carl lấy chồng Thổ Nhĩ Kỳ, em trai lấy vợ người Đan Mạch. Mỗi lần đoàn tụ, mình có dịp để giới thiệu về văn hóa, phong tục, đất nước và con người Việt Nam, Hội An, thấy ai nấy đều thích thú.

Hè nào cũng thế, cả gia đình nhà chồng lại sang thăm Hội An. Điều ấn tượng với họ là sự yên bình của phố cổ, những món ăn truyền thống và sự dịu dàng, thân thiện, hiếu khách của con người xứ Quảng.

Sự khác biệt phong tục, ngôn ngữ không còn là trở ngại trong gia đình chồng Tây, vợ ta, khi con gái phố cổ ngày càng biết tự trang bị ngoại ngữ và những kiến thức văn hóa, ứng xử. Chị Hoa bảo: Ngay hai đứa con chị là Theo Philip Andreason (8 tuổi) và My Linh Frida Andreason (5 tuổi) giao tiếp trong gia đình bằng nhiều thứ tiếng khác nhau. Khi nói với cha, hai đứa dùng tiếng Thụy Điển, nói với mẹ bằng tiếng Việt, vợ chồng trao đổi với nhau qua “ngôn ngữ thứ ba” - tiếng Anh nhưng đều rất hiểu nhau.

Trung tá Tâm nhận định: Lấy chồng Tây không phải ai muốn cũng được, bởi họ phải biết ngoại ngữ và giao tiếp tốt. Bên cạnh đó, những cô dâu Việt đều xuất thân từ nghèo khó, vẫn giữ được sự chất phác, dịu dàng, thật thà, đó chính là những đức tính, phẩm chất mà người nước ngoài rất quý.

Chị Ngân và con gái
Chị Ngân và con gái.

Những chuyện giật mình

Công an phường Sơn Phong (TP Hội An) kể chúng tôi câu chuyện tưởng mừng hóa ra lại bi đát của gia đình có 4 chị em lấy chồng Tây. Gia đình ông Trần Văn D. (trú đường Phan Bội Châu) vốn chỉ làm nghề mổ heo. Nhà nghèo, có tới 9 người con, trong đó 5 cô con gái sớm thất học, bươn chải mưu sinh.

H. là chị gái đầu, suốt ngày buôn thúng bán mẹt, chèo đò đưa khách. H. được trời phú cho nước da sáng, dáng cao và khả năng tiếp cận tiếng Anh nhanh. H. nhanh chóng lọt vào “mắt xanh” của anh Runno (người Pháp) - nhiếp ảnh gia đang làm việc cho hãng máy ảnh Leica, đến Hội An du lịch từ năm đầu tiên (1995). Một thời gian ngắn họ tổ chức đám cưới rồi cả hai về Pháp sinh sống. Qua bức ảnh của chồng, H. được chọn là người mẫu ảnh đẹp nhất nước Pháp...

Danh tiếng của H. mỗi ngày một nổi, khiến nhiều chàng trai ngoại quốc tìm đến nhà ông D. để hỏi cưới các cô em của H. Mấy năm tiếp theo, ba chị em H. lần lượt làm dâu trời Tây. Một cô lấy anh David (người Australia) - nhà quay phim điện ảnh; một cô lấy chồng người Mỹ, làm nghề kinh doanh nhà hàng; còn cô út được một anh có tên là Henri - kỹ sư xây dựng “rước” sang Hà Lan...

Cuộc sống đang yên ổn, đùng một cái gia đình ông D. xảy ra chuyện không hay. H. bất ngờ về nước rồi tự làm thủ tục chuyển căn nhà trên đường Phan Bội Châu nơi cha mẹ đang sống để đứng tên mình. Cả nhà bất đồng, đem đơn kiện lên TAND Hội An, TAND tỉnh Quảng Nam... mấy chị em chẳng nhìn mặt nhau. Nghe đâu vì nợ nần bên nước ngoài, H. về sang tên căn nhà nhằm bán lấy tiền trả nợ.

Người dân khối phố Cẩm Phô còn đồn đại câu chuyện, anh C. được mẹ nuôi là người Tây hơn gần 20 tuổi lấy làm chồng. Vốn sống làng chài, không học hành nên C. sớm làm nghề bu bám du khách kiếm sống. Bỗng một hôm, C. được người phụ nữ Pháp nhận làm con nuôi.

Ngày dẫn C. về Paris, bà con lối xóm ai cũng mừng cho cậu bé. Tới tuổi trưởng thành, C. “hồi hương” cùng với 2 đứa con lai và người vợ từng là mẹ nuôi mình. Biết chuyện ai cũng giật mình...

Quảng Nam:

Gần 1.000 phụ nữ lấy chồng ngoại

Theo Văn phòng UBND tỉnh Quảng Nam, trong cuộc khảo sát mới đây, tính từ năm 1997 đến năm 2010, toàn tỉnh có gần 1.000 phụ nữ lấy chồng ngoại. Trong đó, đông nhất là TP Hội An với gần 200 trường hợp, Điện Bàn có trên 110 người, TP Tam Kỳ và Núi Thành mỗi địa phương có gần 100 người...

Đa số phụ nữ lấy chồng người nước ngoài tuổi đời khá trẻ (từ 18 đến 25), chưa có nghề nghiệp, cuộc sống trước khi lấy chồng còn phụ thuộc gia đình. Các ông chồng ngoại chủ yếu là các nhà đầu tư, kinh doanh (như Pháp, Thụy Điển, Canada, Hàn Quốc…) đang làm việc tại Việt Nam, Quảng Nam. Phần lớn họ tìm hiểu và tự nguyện đi đến hôn nhân. 

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Bình luận

Có thể bạn quan tâm

Video: Vỡ òa cảm xúc trong buổi về trường của Hà Trúc Linh

Video: Vỡ òa cảm xúc trong buổi về trường của Hà Trúc Linh

TPO - Chiều 7/7, không khí tại Trường Đại học Tài chính - Marketing (TPHCM) trở nên sôi động hơn bao giờ hết khi hàng nghìn sinh viên háo hức chờ đón Top 3 Hoa hậu Việt Nam 2024 trong buổi giao lưu đặc biệt. Ngôi trường đặc biệt này là nơi đã diễn ra vòng sơ tuyển của cuộc thi năm nay và cũng chính là nơi đào tạo ra "chánh cung" Hoa hậu Việt Nam 2024.
NSND Tấn Minh làm điều đặc biệt

NSND Tấn Minh làm điều đặc biệt

TPO - Trong Hòa nhạc mùa hè 2025 tối 6/7 tại Nhà hát Lớn, NSND Tấn Minh lần đầu thể hiện ca khúc Phượng hồng với phong cách giao hưởng. Anh cho rằng đây là thời điểm vàng cho những người làm âm nhạc, bởi trình độ thưởng thức âm nhạc của khán giả ngày càng cao, gu thẩm mỹ cũng tinh tế.
Điều khiến thương hiệu Hoa hậu Việt Nam tồn tại gần 4 thập kỷ

Điều khiến thương hiệu Hoa hậu Việt Nam tồn tại gần 4 thập kỷ

TPO - Với thực trạng trong một năm có trên dưới 30 cuộc thi hoa hậu được tổ chức, nhà báo Lê Minh Toản cho rằng con số không nói lên tất cả. Điều đáng bàn là việc những đơn vị tổ chức kiên định với tôn chỉ mục đích của cuộc thi. Hoa hậu Việt Nam là cuộc thi có tuổi đời 38 năm. Để tồn tại trong suốt gần 4 thập kỷ, cuộc thi kiên định với những trụ cột về nhan sắc, văn hóa, trí tuệ, cống hiến và các trụ cột đó được công chúng đồng tình.
Nhạc sĩ Nguyễn Duy Khoái qua đời

Nhạc sĩ Nguyễn Duy Khoái qua đời

TPO - Nhạc sĩ Nguyễn Duy Khoái sinh ra tại Huế, sống chủ yếu ở Đà Nẵng. Trong sự nghiệp, ông sáng tác gần 200 ca khúc, nổi tiếng nhất là loạt tác phẩm về miền Trung. Nhạc sĩ Nguyễn Duy Khoái qua đời chiều 6/7 sau thời gian mắc trọng bệnh. 
Cảnh trong vở Tuồng Tình mẹ

Khi Tuồng, Chèo, Cải lương về một nhà

TP - Nhà hát Cải lương Việt Nam, Nhà hát Chèo Việt Nam, Nhà hát Tuồng Việt Nam sẽ chính thức hợp nhất thành Nhà hát Sân khấu Truyền thống Quốc gia Việt Nam, hoàn thành trước ngày 1/8/2025. TS . NSND Lê Tuấn Cường, Quyền Giám đốc Nhà hát Chèo Việt Nam, đơn vị đang gây sốt với những đêm diễn cháy vé cho rằng: Sáp nhập sẽ mở ra trang sử mới cho Tuồng, Chèo, Cải lương.
'Cơn sốt' Bóng phù hoa

'Cơn sốt' Bóng phù hoa

TP - Bóng phù hoa, ca khúc lấy cảm hứng từ tác phẩm văn học cổ Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ, đang là từ khóa gây sốt.