Săn “đô đen”

Săn “đô đen”
TP - Do khó mua từ ngân hàng, các doanh nghiệp săn tìm đồng dollar Mỹ ngoài thị trường tự do mà tiếng lóng gọi là “đô đen”. Một dòng chảy ngầm sôi động, bất chấp lệnh cấm của nhà nước. Phóng viên Tiền Phong nhập cuộc chứng kiến hoạt động mua bán “đô đen” tại TP Hồ Chí Minh.
Săn “đô đen” ảnh 1

Cần là có

Mấy hôm nay, công ty du lịch lữ hành S., có trụ sở tại trung tâm quận 1, có nhu cầu mua ngoại tệ, gồm cả USD và đồng EURO, với số lượng lớn để đưa mấy đoàn khách đi du lịch Mỹ và các nước châu Âu. Thảo Phương-nhân viên kế toán (tên nhân vật đã được thay đổi) cho biết, đến gõ cửa các ngân hàng, đều nhận được cái lắc đầu từ chối cung cấp, nhất là USD, với lý do: Không có.

Sau nhiều lần đắn đo, cuối cùng MT. cũng đồng ý bán cho bạn tôi 2.500 USD và địa điểm giao hàng là trụ sở công ty TNHH PT ở quận 7, nơi bạn tôi làm “giám đốc”. Sáng 4-4, người được MT cử đến giao USD là TA. TA mặc chiếc áo Jean có nhiều túi trong lẫn ngoài và nói năng cũng rất nhỏ nhẹ, kiệm lời. Vừa vào đến nơi, TA. rút trong túi áo ra xấp USD loại mệnh giá 100 USD đếm xoèn xoẹt (xem Video Clip trên Tiền Phong điện tử www.tienphong.vn) rồi đưa cho bạn tôi kèm với miếng giấy nhỏ ghi giá bán: 21.150 đồng/USD.

Nếu quen biết kỳ kèo, giỏi lắm mua được số lượng rất khiêm tốn, không bõ bèn so với nhu cầu nhưng lại phải thủ tục giấy tờ rất phiền hà. “Biết là vậy, nhưng việc đầu tiên là phải tìm đến ngân hàng hỏi mua với hy vọng nếu mua được thì sẽ rẻ được đồng nào hay đồng nấy, vì đó là yêu cầu của sếp. Nhưng lần nào đến cũng về tay không” -Thảo Phương thất vọng.

Cô cho biết, thường phải mua ngoài thị trường tự do, dù biết giá cao hơn mua trong ngân hàng nhưng bù lại cần là có ngay và bao nhiêu cũng có. Nơi cô thường xuyên liên hệ để mua USD là chỗ bà Y- một người chuyên mua bán USD có tiếng tại khu vực chợ Bến Thành. Ngoài ra, để tránh phụ thuộc vào một người, Thảo Phương còn liên hệ với vài nơi khác. Cô cho biết, cách thức thông thường là gọi điện thoại thương thảo và người bán USD sẽ mang đến tận nơi, bất cứ lúc nào.

Qua điện thoại, vừa nghe Thảo Phương nói có nhu cầu mua USD, bà Y. “phủ đầu”: “Độ này họ (lực lượng kiểm soát liên ngành thị trường ngoại tệ -PV) làm gắt lắm, em phải mua nhiều chị mới giao, ít thì không vì mất công”. “Bao nhiêu thì mới giao?” - Thảo Phương hỏi. Đầu bên kia, giọng bà Y. lạnh lùng: “Mười nghìn”. Rất may, số lượng USD công ty mua lần này trên 100.000 USD, nên bà Y. lấy làm sốt sắng. Cuộc thương thảo giá cả nhanh chóng kết thúc với lời hẹn: 5 giờ 30 chiều giao tại văn phòng công ty. Thảo Phương giải thích, sở dĩ hẹn giờ đó là vì giám đốc công ty cô ra lệnh mọi giao dịch mua ngoại tệ ngoài thị trường tự do đều phải được tiến hành vào buổi trưa hoặc sau giờ làm việc để tránh bị dòm ngó.

Trong khi chờ đợi cuộc mua bán vào cuối ngày, tôi theo chân Thảo Phương đi vòng quanh các điểm thu đổi ngoại tệ ở trung tâm thành phố. Điểm đến đầu tiên nằm trên đường Đồng Khởi. Khi Thảo Phương hỏi: “Ở đây có bán đô?”, một nhân viên xác nhận bằng cái gật đầu, đồng thời giơ tay ra hiệu và miệng nói lí nhí: “Mời vào trong”.

Nữ nhân viên ngồi ở bàn phía trong cũng trao đổi với khách một cách rất kiệm lời và luôn nói thật nhỏ đủ để người đối diện là chúng tôi nghe. Việc trao đổi về tỷ giá, số lượng mua bán phần lớn được thao tác qua chiếc máy tính nhỏ để bàn... Tôi nhận ra rằng khách có nhu cầu mua bao nhiêu USD cũng được đáp ứng và không gặp bất cứ trở ngại nào, nhất là không có các thủ tục rườm rà như trong các ngân hàng; duy một điều kiện: Khách muốn giao tại nhà hoặc văn phòng công ty thì phải mua nhiều nghìn USD.

Cảnh giác

Phần lớn thông tin trong các cuộc giao dịch của giới mua bán ngoại tệ “đen” với khách hàng là bằng “ngôn ngữ cơ thể”, gật hoặc lắc đầu, hoặc hiển thị mọi thông số trên máy tính. Phần trao đổi thêm với khách được nói rất nhỏ và hạn chế theo kiểu nhát gừng. Ngay sau khi nghe chúng tôi “đặt lệnh” mua 2.000 USD tại điểm giao dịch trên đường Nguyễn Huệ, nhân viên điều hành giơ tay ra hiệu, lập tức những nhân viên bảo vệ ở phía ngoài cảnh giới, những người bên trong tạo thành hàng rào chắn phía trước cửa ra vào để ngăn chặn sự đột nhập bất ngờ của lực lượng kiểm soát thị trường ngoại tệ. “Họ làm như thế nhằm tránh bị bắt quả tang”- Thảo Phương giải thích.

Để chứng minh, Thảo Phương cho số điện thoại của bà Y. và bảo tôi dùng điện thoại của mình để gọi. Tôi bấm số 0903704xxx, chuông đổ liên hồi nhưng không ai thưa máy. Nhiều lần sau gọi lại vẫn vậy. Thảo Phương bảo: “Thấy số lạ bà ấy không nghe máy, và nếu có cũng không đời nào xác nhận mình có bán USD”. Như muốn chứng minh thêm, Thảo Phương nhấc điện thoại bàn ở phòng làm việc của mình gọi vào số máy bà Y.

Ngay lập tức: “Y. nghe đây!”. Thảo Phương bảo, đây là số máy quen nên bà ấy nghe ngay. Mặc dù là “mối lái”, nhưng mỗi lần giao dịch, bà Y. cũng hết sức cẩn trọng, hỏi tới hỏi lui nhiều thứ mới đồng ý cho người đến giao hàng.

Nhằm tránh bị các cơ quan chức năng phát hiện, bà Y. không xuất hiện, cho nên, Thảo Phương thừa nhận, dù đã làm ăn với nhau nhiều nhưng chưa bao giờ biết mặt bà Y. Những lần giao hàng bà đều cử người đưa đến tận nơi. Nếu số lượng lớn, bà thường cử 3 thuộc hạ là trai tráng khỏe mạnh cùng đi. Những người này luôn đi hai tay không, mặc áo khoác dày, nhiều túi, và mọi thứ tiền đều được nhét bên trong. Đến nơi, một hoặc hai người vào giao hàng và nhận tiền đồng, số còn lại lảng vảng trước cửa để cảnh giới, ứng phó khi có sự cố.

Xấp tiền mệnh giá 100 USD nhận từ nhân viên quầy thu đổi MT. (Ảnh: trích từ Video Clip) .
Xấp tiền mệnh giá 100 USD nhận từ nhân viên quầy thu đổi MT. (Ảnh: trích từ Video Clip) ..

Mạch ngầm chảy xiết

Đúng hẹn, 3 thanh niên, người của bà Y. phái đến giao hàng rà xe máy đến trước cửa công ty. Hai trong số đó ngó trước ngó sau rồi mở cửa bước vào, nơi Thảo Phương và một thủ quỹ đang chờ sẵn. Tuy số tiền không nhỏ nhưng việc giao và nhận diễn ra rất nhanh chóng, chỉ khoảng 20 phút là hoàn tất bởi kỹ năng đếm, kiểm tiền của 2 thanh niên này rất điêu luyện. Kiểm tra xong, cả hai nhanh tay chia tiền đồng thành từng xấp mỏng nhét vào các túi áo rồi vội bước ra.

PV Tiền Phong đã chứng kiến và bí mật ghi lại được hình ảnh về một vụ mua bán USD.

Trong vai giám đốc công ty chuyên về xuất nhập khẩu mới được thành lập, bạn tôi tìm đến quầy thu đổi ngoại tệ MT, một đại lý của Vietinbank, trên đường Lê Lợi làm quen và bày tỏ nhu cầu mua USD làm ăn với khối lượng lớn nhưng trước mắt chỉ cần 2.500 USD để giao dịch nhỏ.

Sếp MT, người phụ nữ được giới thiệu là sếp nói sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu mua USD của bạn tôi với giá tốt nhất; nhưng lại ngần ngừ khi cho rằng số lượng đó quá ít, không bõ công đi giao. Bà yêu cầu bán ngay tại chỗ. Bạn tôi lấy lý do không đem tiền theo để tiếp tục đề nghị bà MT cho giao USD tại trụ sở công ty.

Sau nhiều lần đắn đo, cuối cùng MT. cũng đồng ý bán cho bạn tôi 2.500 USD và địa điểm giao hàng là trụ sở công ty TNHH PT ở quận 7, nơi bạn tôi làm “giám đốc”. Sáng 4-4, người được MT cử đến giao USD là TA. TA mặc chiếc áo Jean có nhiều túi trong lẫn ngoài và nói năng cũng rất nhỏ nhẹ, kiệm lời. Vừa vào đến nơi, TA rút trong túi áo ra xấp USD loại mệnh giá 100 USD đếm xoèn xoẹt rồi đưa cho bạn tôi kèm với miếng giấy nhỏ ghi giá bán: 21.150 đồng/USD.

Theo cách nói của TA, quầy thu đổi ngoại tệ MT có nhiều người đi giao ngoại tệ. Riêng TA, chỉ đi giao những mối quan trọng. “Vì là lần đầu anh mua, chị T. muốn giữ mối nên mới nói em đi giao số lượng ít thế này và thường thì số lượng ít là những người khác đi giao”- TA nói, đồng thời tiết lộ cậu chỉ giao số lượng lớn, có khi lên đến cả trăm nghìn USD.

TA. dặn dò: “Nhu cầu bao nhiêu cũng được, anh cứ liên hệ với sếp MT là có ngay”. TA. cũng thừa nhận có biết quy định của nhà nước là đại lý thu đổi ngoại tệ hiện không được phép bán ngoại tệ, nhưng đại lý của “sếp” MT vẫn bán. “Có giấy phép chỉ để qua mặt người ta thôi, còn thật sự nếu làm đúng (chỉ mua, không bán ngoại tệ-PV) thì làm không nổi”-TA. nói trước khi nhét xấp tiền đồng từ tay bạn tôi vào túi áo và ra về.

Giám đốc (thật) của công ty TNHH PT, ông N.T.T- người tạo điều kiện cho bạn tôi làm “giám đốc” và mượn trụ sở công ty để giao dịch mua USD- chia sẻ: “Với một doanh nghiệp nhỏ, lại mới thành lập như chúng tôi thì không có cửa mua “đô trắng” ở ngân hàng, cho dù là ngân hàng nơi mình mở tài khoản giao dịch. Do đó, việc tìm đến những nơi bán “đô đen” là không tránh khỏi. Rất nhiều doanh nghiệp khác cũng trong tình cảnh như thế, và vì vậy dòng chảy ngầm của đồng USD chưa bao giờ ngừng và luôn dữ dội”.

>> Video clip: Cận cảnh săn “đô đen”

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG