Giải mã “thần hộ mệnh” Phượng hoàng

Giải mã “thần hộ mệnh” Phượng hoàng
TPO - Một thành viên không thể thiếu để hoàn thành nhiệm vụ giải cứu các thợ mỏ kị kẹt sâu dưới gần 700m, đó là chính là khoang cứu hộ Phoenix (Phượng hoàng).

 >> Chile đang giải cứu thợ mỏ mắc kẹt dưới lòng đất
>> Ảnh giải cứu thợ mỏ Chile mắc kẹt dưới lòng đất

Phoenix có nhiệm vụ đưa những thợ cứu hộ từ dưới hầm lên, có thiết kế đường kính chỉ lớn hơn đôi chút so với thân hình của các thợ mỏ. Phoenix có đường kính 55cm, để đảm bảo thiết bị này di chuyển dễ dàng, hố khoan xuống lòng đất có đường kính từ 66 tới 71cm.

 
Giải mã “thần hộ mệnh” Phượng hoàng ảnh 1

Phoenix có chiều dài 4,5 m được chia làm 3 khoang chính, xung quanh hai đầu được lắp các bánh xe để dễ dàng trượt lên xuống đường hầm, ngoài ra, một khoang cung cấp oxy được gắn dưới chân của Phoenix. Nó được nối với bên trên mặt đất bằng sợi dây cáp chắc chắn. Trong trường hợp khẩn cấp như buồn bị mắc kẹt, người bên trong có thể nhấn nút để tách rời với khoang trên cùng của Phoenix mà vẫn đảm bảo an toàn hạ xuống hầm.

Sơ đồ quy trình giải cứu thợ mỏ - Ảnh:Tuổi Trẻ/ BBC
Sơ đồ quy trình giải cứu thợ mỏ - Ảnh:Tuổi Trẻ/ BBC.

Trước khi bước vào buồng Phoenix, các thợ mỏ cũng được trang bị trang phục cứu hộ kỹ lưỡng, gồm mũ bảo hộ có gắn thiết bị liên lạc, mặt nạ oxy, thiết bị bảo vệ mắt, máy đo nhịp tim, quần áo chống nước trọng lượng nhẹ, băng co giãn quấn quanh chân giúp việc lưu thông máu và các dây an toàn.

 
Giải mã “thần hộ mệnh” Phượng hoàng ảnh 3

Giải cứu các thợ mỏ tại Chile Lực lượng cứu hộ đưa lồng cứu hộ xuống mặt đất. Ảnh: AP

Phoenix sẽ mất khoảng 12 tới 15 phút cho mỗi lần tời lên hoặc xuống hầm.

Các bác sỹ làm chỉ lo ngại các vấn đề về mắt của các thợ mỏ vì trong một thời gian dài họ không tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Khi lên mặt đất, các thợ mỏ sẽ phải đeo kính râm ngay lập túc để tránh áng năng mặt trời ảnh hưởng tới mắt.

Gia Bảo
Theo BBC

MỚI - NÓNG