Phe đối lập bác đề nghị của chính phủ

Người biểu tình nằm trước mũi xe tăng tại Cairo
Người biểu tình nằm trước mũi xe tăng tại Cairo
TP - Ngày 7-2, một lần nữa phe đối lập bác đề nghị của chính phủ Ai Cập về một số nhượng bộ quan trọng trong các nỗ lực mới nhằm chấm dứt gần hai tuần bất ổn chính trị ở thủ đô Cairo.

>> Đường ống dẫn khí đốt tại Ai Cập đã bị tấn công

Người biểu tình nằm trước mũi xe tăng tại Cairo
Người biểu tình nằm trước mũi xe tăng tại Cairo . Ảnh: AP

Một ngày trước đó, Phó Tổng thống Ai Cập Omar Suleiman gặp đại diện 6 tổ chức chính trị đối lập để đưa ra một số nhượng bộ quan trọng của phía chính phủ, trong đó có cam kết trả lại tự do cho báo chí, giảm bớt quyền lực của cảnh sát, thành lập một ủy ban đặc biệt gồm những chuyên gia tư pháp và chính trị nhằm tìm cách giải quyết khủng hoảng, hạn chế nhiệm kỳ của tổng thống…

Tuy nhiên, đại diện các nhóm đối lập chủ chốt tuyên bố rằng, những nhượng bộ đó chưa đủ, Tổng thống Hosni Mubarak phải từ chức ngay lập tức. Lãnh đạo một nhóm đối lập tham gia biểu tình phản đối chính phủ Ai Cập kéo dài 13 ngày qua khẳng định rằng, cuộc biểu tình và đụng độ của họ với chính quyền sẽ tiếp tục cho đến khi yêu sách số một của họ là Tổng thống Mubarak từ chức được đáp ứng.

Cuộc biểu tình nổ ra ngày 25-1 khiến khoảng 300 người thiệt mạng và hầu hết hoạt động kinh tế ở Cairo tê liệt. Truyền hình nhà nước Ai Cập nói rằng, các nhóm cực đoan đang phá hoại an ninh quốc gia.

Ông Mubarak 82 tuổi, người giữ ghế tổng thống liên tục trong 30 năm qua, cam kết rằng, tháng 9 tới, ông không tranh cử thêm một nhiệm kỳ nữa. Chính phủ Ai Cập hứa không để con trai của Tổng thống Mubarak là ông Gamal kế vị cha như đồn đại.

Tổng thống Mubarak cho rằng, ông không thể từ chức lúc này vì điều đó chỉ làm sâu sắc thêm cuộc khủng hoảng chính trị ở Ai Cập. Trong một cố gắng giữ ghế, Tổng thống Mubarak bổ nhiệm ông Omar Suleiman làm Phó Tổng thống. Đây là cuộc bổ nhiệm đầu tiên của Tổng thống Mubarak kể từ khi ông nhậm chức. Ông Mubarak còn cách chức một số bộ trưởng, đồng thời hứa cải cách chính trị.

Phe đối lập bày tỏ hoài nghi đối với chế độ của Tổng thống Mubarak, phản đối việc chính phủ đàn áp người biểu tình, buộc tội chính phủ tham nhũng và để cho Ai Cập rơi vào tình trạng nghèo đói kéo dài trên diện rộng.

Bất chấp những nhượng bộ của chính phủ, các lực lượng đối lập thề tiếp tục đấu tranh cho đến khi Tổng thống Mubarak từ chức. Gần 2 tuần qua, hàng trăm ngàn người biểu tình tụ tập chủ yếu tại quảng trường Tahrir ở trung tâm Cairo.

Một số người biểu tình có hành động quá khích dẫn đến xung đột đẫm máu với cảnh sát và lực lượng an ninh. Quân đội đã được huy động tham gia trấn áp biểu tình với xe tăng, máy bay trực thăng…

Cuộc khủng hoảng chính trị Ai Cập đang ngày một lún sâu. Tuy nhiên, ngày 7-2, tại Cairo, một số trường học, công sở, ngân hàng... mở cửa trở lại. Cùng ngày, Chính phủ Ai Cập tuyên bố sẽ dành khoảng 960 triệu USD để tăng 15% lương cho 6 triệu công chức, bắt đầu từ tháng 4.

Đ.P
Theo BBC, AP

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Lương cao, luật mới: Dạy thêm chưa có hồi kết?
Lương cao, luật mới: Dạy thêm chưa có hồi kết?
TPO - Luật Nhà giáo sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2026, lần đầu tiên tạo hành lang pháp lý riêng cho hơn một triệu giáo viên. Dù quy định xếp lương cao nhất được kỳ vọng giúp giáo viên yên tâm cống hiến, lãnh đạo Bộ GD&ĐT thừa nhận: lương chỉ là một phần trong bài toán dạy thêm, học thêm.
Cổ phiếu nhà tỷ phú bứt phá, VN-Index chạm đỉnh mới
Cổ phiếu nhà tỷ phú bứt phá, VN-Index chạm đỉnh mới
TPO - VN-Index vượt 1.450 điểm, có 5/5 phiên tăng giá trong tuần qua. Động lực chính đến từ nhóm cổ phiếu lớn, đặc biệt là VIC tăng sát trần, kéo chỉ số lên đỉnh mới. Dòng tiền vẫn đổ mạnh vào thị trường cho thấy tâm lý nhà đầu tư khá lạc quan, dù độ phân hóa bắt đầu rõ nét hơn.
Bình luận

Có thể bạn quan tâm

Cảnh báo: Sông băng tan chảy, núi lửa phun trào dữ dội hơn

Cảnh báo: Sông băng tan chảy, núi lửa phun trào dữ dội hơn

TPO - Các nhà khoa học cảnh báo rằng các sông băng tan chảy có thể khiến các vụ phun trào núi lửa bùng nổ và thường xuyên hơn, khiến biến đổi khí hậu trở nên tồi tệ hơn. Băng tan có thể làm tăng hoạt động núi lửa ở Bắc Mỹ, New Zealand và Nga, thải khí nhà kính vào khí quyển.
Hồi sinh những dòng sông chết: Không thể chờ thêm nữa!

Hồi sinh những dòng sông chết: Không thể chờ thêm nữa!

TPO - Nhiều dòng sông ở Việt Nam – từ sông Nhuệ, sông Đáy đến Bắc Hưng Hải – đã không còn là sông đúng nghĩa, mà biến thành “kênh chứa nước thải”. Luật Tài nguyên nước mới cùng Chỉ thị của Thủ tướng là tín hiệu mạnh mẽ để những dòng sông chết có cơ hội sống lại.
Những thiên thạch 'mất tích' của Sao Thủy được tìm thấy trên Trái Đất?

Những thiên thạch 'mất tích' của Sao Thủy được tìm thấy trên Trái Đất?

TPO - Hầu hết các thiên thạch tới Trái Đất đều đến từ vành đai tiểu hành tinh giữa Sao Hỏa và Sao Mộc. Nhưng cũng có khoảng 1.000 thiên thạch đến từ Mặt Trăng và Sao Hỏa. Đây có thể là kết quả của các tiểu hành tinh va vào bề mặt của chúng và đẩy vật chất về phía Trái đất. Về mặt vật lý, những mảnh vỡ như vậy cũng có thể đến Trái Đất từ Sao Thủy, một thiên thể đá gần đó.