Liên Hợp Quốc dừng hoạt động quân sự tại Libya

Người dân tại thành phố Benghazi. Ảnh: Reuters
Người dân tại thành phố Benghazi. Ảnh: Reuters
TPO - Ngày 27-10, Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc bỏ phiếu nhất trí chấm dứt sứ mệnh và các hoạt động quân sự tại Libya, sau khi đã hoàn thành nhiệm vụ lật đổ chế độ của ông Muammar Gaddafi.

 > Ông Gaddafi từng viết thư cầu xin thủ tướng Ý

Người dân tại thành phố Benghazi. Ảnh: Reuters
Người dân tại thành phố Benghazi. Ảnh: Reuters.

Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhất trí thông qua nghị quyết chấm dứt nhiệm vụ, quyền hạn và hành động quân sự của nước ngoài tại Libya vào 23 giờ 59 phút ngày 31-10.

Từ tháng ba, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc thông qua nghị quyết 1973 về việc áp đặt vùng cấm bay tại không phận Libya và ủy quyền cho các thành viên trong hội đồng có nhiệm vụ bảo vệ dân thường.

Trong cuộc họp ngày 27-10, Hội đồng bảo an cũng bày tỏ lo ngại về sự gia tăng của cuộc đụng độ tại Libya có thể xảy ra, trong đó có các vấn đề như trả thù, bị trả thù, bắt giữ vô căn cứ, bỏ tù trái pháp luật...

Bộ trưởng ngoại giao Anh, ông William Huague cho biết, việc kết thúc các nhiệm vụ của lực lượng nước ngoài tại Libya là dấu mốc quan trọng cho đất nước Libya hướng tới một tương lai hòa bình và dân chủ.

Đối với Tổ chức hiệp ước Bắc Đại Tây dương (NATO), chính quyền Libya mong muốn NATO tiếp tục ở lại Libya nhằm hỗ trợ đất nước non trẻ xây dựng đất nước. Tuy nhiên, Hội đồng Bảo An Liên Hợp Quốc cho biết, sứ mệnh của NATO bảo vệ dân thường Libya đã hoàn thành. Đã đến lúc NATO rút quân khỏi Libya.

Nga, Trung Quốc, Nam Phi, Ấn độ và Brazil đã phản đối mạnh mẽ việc chấm dứt sứ mệnh quân sự tại Libya. Đức lo ngại rằng một cuộc xung đột quân sự có thể sẽ còn kéo dài tại Libya.

Nguyễn Thủy
Theo BBC, CNN

Theo Dịch
MỚI - NÓNG
Cựu Giám đốc Trung tâm Công nghệ sinh học TPHCM bị cáo buộc nhận hối lộ 14,4 tỷ đồng
Cựu Giám đốc Trung tâm Công nghệ sinh học TPHCM bị cáo buộc nhận hối lộ 14,4 tỷ đồng
TPO - Cơ quan điều tra cáo buộc, bị can Dương Hoa Xô có trách nhiệm thực hiện đúng các quy định của pháp luật để triển khai mua sắm thiết bị, song quá trình thực hiện, ông chỉ đạo cấp dưới "thông đồng" với Công ty AIC để nâng khống giá gây thiệt hại cho Nhà nước. Đổi lại, bị can được phía AIC hối lộ 14,4 tỷ đồng.