Thủ tướng Putin: Không xét lại kết quả bầu cử Hạ viện

Thủ tướng Vladimir Putin ảnh: Ria-Novosti
Thủ tướng Vladimir Putin ảnh: Ria-Novosti
TP - Ngày 27-12, Thủ tướng Liên bang Nga Vladimir Putin nói rằng việc xem xét lại kết quả cuộc bầu cử Quốc hội vừa tổ chức hôm 4-12 vừa qua là điều không thể thực hiện.

> Ông Medvedev đọc thông điệp liên bang lần cuối

Thủ tướng Vladimir Putin ảnh: Ria-Novosti
Thủ tướng Vladimir Putin ảnh: Ria-Novosti.

Phát biểu trước các thành viên của Mặt trận Nhân dân Toàn Nga, Thủ tướng Putin khẳng định rằng bất cứ ai nói về việc phải xem xét lại kết quả bầu cử đó đều không được chấp nhận, chỉ trừ mỗi trường hợp có phán quyết của tòa án.

Đây là phản ứng đầu tiên của Thủ tướng Putin kể từ hôm thứ Bảy vừa qua khi nổ ra cuộc biểu tình phản đối chính quyền trên đại lộ Sakharov ở Matxcơva với hơn 100.000 người tham gia, theo con số của ban tổ chức, còn con số của cảnh sát thì chỉ có khoảng 30.000 người tham gia.

Những người biểu tình cho rằng trong cuộc bầu cử Hạ viện Nga vừa qua đã có sự gian lận phiếu hàng loạt. Những người biểu tình đòi có các cuộc cải cách ở Nga.

Thủ tướng Putin, người sẽ ra tranh cử chức tổng thống Liên bang Nga nói rằng trong cuộc bầu cử tổng thống vào ngày 3-4 tới, ông không cần gian lận phiếu bầu để giành thắng lợi.

Thủ tướng Putin nói: “Là một trong những ứng viên, tôi không cần gian lận phiếu...Tôi muốn tùy thuộc vào ý chí và sự tin cậy của nhân dân. Nếu không có sự tin cậy của nhân dân thì làm việc chẳng có cảm hứng nào”.

Thủ tướng Putin cho rằng các cuộc biểu tình của phe đối lập không có mục tiêu cụ thể cũng như phe đối lập thiếu những nhà lãnh đạo tài năng.

Cựu Bộ trưởng Tài chính Alexei Kudrin-người từng gặp Thủ tướng Putin ở St.Petersburg một ngày trước khi nổ ra cuộc biểu tình ở đại lộ Sarkharov nói trong một cuộc phỏng vấn rằng Thủ tướng Putin đã cho biết là ông hoàn toàn có thể đối thoại với phe đối lập.

Đ.P
Theo Ria-Novosti

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
TP - Thông tin từ Bộ Tài chính cho hay, đến nay có khoảng 40 địa phương gửi báo cáo thu chi tiền công đức. Theo đó, điểm nhấn là nhiều địa phương có số thu tiền công đức rất cao, lên tới 200-400 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, việc chi tiền công đức cũng đang cho thấy có khá nhiều bất cập khi mỗi nơi làm theo một kiểu. Trong khi có nơi xin giữ lại để tu bổ di tích, có chỗ nguồn thu lại được để dùng cho từ thiện.