Trung Quốc tăng cường hải quân gần bán đảo Triều Tiên

(Theo báo Hàn Quốc Chosun Ilbo) Tàu ngầm Trung Quốc Ảnh: China Law & Policy
(Theo báo Hàn Quốc Chosun Ilbo) Tàu ngầm Trung Quốc Ảnh: China Law & Policy
TP - Trung Quốc trở nên cương quyết hơn trong việc tăng cường hiện diện hải quân tại các vùng biển gần bán đảo Triều Tiên, khiến tình hình vùng biển căng thẳng đến mức báo động, theo báo Chosun Ilbo (Hàn Quốc).

> Trung Quốc đầu tư hàng tỷ USD vào Triều Tiên

Theo báo Hàn Quốc, Bắc Kinh muốn đặt hòn đảo đá chìm hiện dưới quyền kiểm soát của Hàn Quốc vào danh sách các đảo mà hải quân Trung Quốc tuần tra gần bán đảo Triều Tiên.

Hồi tháng 8 năm ngoái, Trung Quốc đưa tàu sân bay đầu tiên của mình tới vùng biển này. Trung Quốc cũng đang phát triển các căn cứ hải quân ở cảng Đại Liên và gia tăng số lượng tàu khu trục tại đây.

Trả lời phỏng vấn Tân Hoa Xã, Tổng Cục trưởng Tổng cục Đại dương Nhà nước Trung Quốc nói rằng hòn đảo Sư tử nằm gọn trong vùng biển đặt dưới sự kiểm soát của Trung Quốc.

Theo báo chí Hàn Quốc, tuyên bố này khiến Bộ Ngoại giao Hàn Quốc triệu đại sứ Trung Quốc tại Seoul lên để phản đối trước khi đưa ra lời phản đối chính thức.

Một số học giả cho rằng, những sự phát triển mới nói trên đã tạo ra sự đe dọa hàng hải mới đối với Hàn Quốc.

Một nhà nghiên cứu nói rằng, việc Trung Quốc quyết định đưa vào danh sách vùng biển phải tuần tra đảo đá ngầm Sư tử nằm trong vùng kinh tế chồng lấn giữa hai nước khiến tình hình quan hệ Trung-Hàn trở nên xấu đi.

Theo nhà nghiên cứu này, nếu Trung Quốc bắt đầu lên gân, đụng độ với Hàn Quốc là không tránh khỏi.

Một quan chức chính phủ Hàn Quốc nói rằng, trong khi Mỹ đang chuyển trọng tâm chiến lược của mình vào châu Á, sức mạnh quân sự ở vùng biển nói trên giảm sút, tạo ra một khoảng trống quyền lực không thể tránh khỏi ở khu vực Đông Á và Thái Bình Dương, khiến Trung Quốc quyết tâm nhảy vào chỗ trống đó.

Kể từ những năm 1980, Trung Quốc theo đuổi một kế hoạch ba giai đoạn nhằm tăng cường sức mạnh hải quân.

Theo các nhà phân tích, Bắc Kinh muốn mở rộng tầm với hải quân tới các vùng biển gần Guam và Indonesia vào năm 2020 và có thể vươn tới bất cứ nơi nào trên thế giới vào năm 2050.

Trung Quốc còn xây dựng một hạm đội đặc nhiệm nhằm tăng cường sự cơ động hải quân.

Đảo Sư tử nằm cách bờ biển phía nam của đảo Jeju của Hàn Quốc 149 km, tức là gần Hàn Quốc nhất so với bất cứ nước nào khác.

Những đảo đá ngầm không thể bị bất cứ nước nào tuyên bố chủ quyền, nhưng vấn đề là liệu vùng biển đó có nằm dưới sự kiểm soát của Hàn Quốc hay Trung Quốc. Seoul đang xây dựng một trạm nghiên cứu hàng hải tại khu vực này.

Trung Quốc liên quan nhiều vụ tranh chấp lãnh thổ khác nhau, trong đó có tranh chấp với Nhật Bản một hòn đảo mà Bắc Kinh gọi là Điếu ngư (Diaoyu), còn Tokyo gọi là Senkaku (Diaoyu).

Nhà nghiên cứu Lee Dae-woo thuộc Viện Nghiên cứu Sejong của Hàn Quốc nói: “Trung Quốc đang tăng cường sức mạnh hải quân của họ nhanh hơn kế hoạch và có nhiều khả năng trở thành một lực lượng toàn cầu vào khoảng năm 2020, do nước này có cơ sở kinh tế rất mạnh”.

Những sự lo ngại đó nằm phía sau quyết định của Hàn Quốc thời chính quyền của Tổng thống Roh Moo-hyun là xây dựng một căn cứ hải quân trên đảo Jeju nhằm kiềm chế tầm với hải quân đang ngày một tăng lên của Trung Quốc.

Tuy nhiên, kế hoạch của Seoul đang vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của các nhóm cánh tả đối lập trong Quốc hội Hàn Quốc.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Nạn nhân của chiêu trò lừa đảo cài dịch vụ công giả mạo kể lại việc bị chiếm quyền điều khiển điện thoại
Nạn nhân của chiêu trò lừa đảo cài dịch vụ công giả mạo kể lại việc bị chiếm quyền điều khiển điện thoại
TPO - Sau khi 3 đối tượng mạo danh công an liên hệ yêu cầu cập nhật thông tin cá nhân trên ứng dụng dịch vụ công, chị H. (trú tại Hà Nội) cài đặt ứng dụng giả mạo theo đường link các đối tượng gửi và bị chiếm hoàn toàn quyền điều khiển điện thoại, "hack" tài khoản Facebook, Zalo...