Nước Mỹ 10 năm sau khủng bố 11-9

Nước Mỹ 10 năm sau khủng bố 11-9
TPO - Một thập kỷ đã qua sau vụ tấn công tòa tháp đôi Trung tâm thương mại Thế giới (WTC) tại Mỹ ngày 11 - 9 - 2001, nhưng những ký ức, ám ảnh, sự sợ hãi vẫn chưa ngừng đeo bám người dân.

> 11-9 và những điều kỳ lạ của văn hóa Mỹ 

Phần I: Lật lại trang sử đau thương

Sụp đổ

Ngoài 19 không tặc, 2.974 người thiệt mạng, 24 người được liệt kê mất tích nhưng không tìm thấy, xem như đã chết. Hơn 90 quốc gia báo cáo có công dân thiệt mạng trong vụ khủng bố.

Tháp đôi cao 110 tầng của WTC cùng với năm tòa nhà khác thuộc khu vực WTC, một nhà thờ, bốn trạm tàu điện ngầm bị sụp đổ hoàn toàn. Tại Manhattan, 45 tòa nhà bị thiệt hại, các thiết bị truyền thông, phát thanh bị hư hỏng nặng. Tại Arlington, một phần Lầu Năm Góc bị hư hại nghiêm trọng do hỏa hoạn.

Cảnh la hét, máu me, người chết nằm la liệt bao trùm lên cả khu vực này. Lực lượng cứu hộ phải làm việc đến hàng chục ngày để thu dọn "bãi chiến trường" đẫm máu nhất nước Mỹ.

Những tờ rơi tìm người thân thất lạc dán tại các tòa nhà trong khu vực. Nhiều người bị ám ảnh về vụ khủng bố. Cục Y tế New York cho biết, tỷ lệ người có những triệu chứng liên quan đến rối loạn thần kinh PTSD rất cao.

Trong số 46.000 người được kiểm tra, 14% có các triệu chứng bệnh trên sau 2 năm (2003 - 2004). Năm năm sau (2006-2007), con số bị mắc triệu chứng trên lên tới 19%. Một con số cho thấy ảnh hưởng nặng nền của cơn ác mộng 11-9.

Ngoài ra, khoảng 25.500 người lớn mắc hen suyễn và khoảng 61.000 người có triệu chứng PTSD sau vụ 11 - 9. Bệnh nhân thường là những lính cứu hỏa và nhân viên cứu trợ, làm việc kéo dài hàng tuần tại New York.

Al- Qaeda, con rắn nhiều đầu

Chính phủ Mỹ quy trách nhiệm cho tổ chức khủng bố al-Qeada về vụ khủng bố 11-9. Người ta ví tổ chức al-Qaeda như con rắn nhiều đầu sát hại dân thường. Không chỉ dừng lại ở ngày 11-9 đen tối, các vụ tấn công của tổ chức này gây bao đau thương cho các nước trong khu vực. Thế giới đối diện với hàng loạt vụ tấn công khủng bố ở các nước như Irắc, Afghanistan, Pakistan.

Nhiều câu hỏi được đặt ra từ các phía. Những lời giải thích vẫn được đăng tải hàng năm nhưng không thể xoa dịu nỗi đau của người dân nước Mỹ.

14% người được hỏi ở Anh, 15% người được hỏi ở Mỹ không tin vào những lời giải thích của chính phủ Mỹ rằng, lực lượng al-Quaedal lên tiếng chịu trách nhiệm. Người dân cho rằng, chính phủ Mỹ có dính líu đến âm mưu tấn công đẫm máu này.

Các vụ tấn công sau đó không có quy mô lớn như vụ khủng bố 11-9 nhưng những đợt ném bom tự sát nhỏ lẻ mà tổ chức al-Qaeda thực hiện mang màu sắc mới. Các âm mưu khủng bố chuyển từ phương tiện lớn như sử dụng máy bay, tên lửa để tấn công sang những dạng phức tạp hơn và nhắm vào các mục tiêu nhỏ.

Năm 2002, âm mưu tấn công của al-Qaeda nhằm vào vịnh Persian, âm mưu máy bay chở chất nổ tấn công đại sứ quán Mỹ ở thành phố Karachi, Pakistan vào năm 2003 nhưng đã bị ngăn chặn.

Những chiến lược tấn công mới không quy mô như ngày 11-9, nhưng phần nào lại tinh vi hơn. Chúng tấn công vào các nước trong khu vực như Irắc, Pakistan, Afghanistan... bằng các vũ khí hóa học sinh học, gây tổn thương nghiêm trọng cho con người.

Cuộc chiến chưa kết thúc

Cuộc tấn công khủng bố 11-9 được cho là làm thay đổi thế giới. Các nỗ lực chống khủng bố của Mỹ đặt trọng tâm vào Pakistan, cái nôi của nhiều phong trào Hồi giáo cực đoan.

Mỹ đối mặt với nhiều thách thức mới với các phần tử khủng bố sau ngày 11-9-2001.

Vài tháng trước khi nước Mỹ tổ chức 10 năm vụ khủng bố 11-9, trùm khủng bố Osama bin Laden đã bị tiêu diệt. Chính tổng thống Barack Obama đã theo dõi trực tiếp vụ tấn công tiêu diệt kẻ đứng đầu tổ chức al-Quaeda. Tuy nhiên, nhiều câu hỏi đặt ra rằng, liệu nước Mỹ có an toàn hơn sau 10 năm bị tấn công?

Nhiều nhà phân tích khủng bố của thế giới lo ngại, dù kẻ đứng đầu tổ chức al-Qeada cùng 1000 thành viên của tổ chức đã bị tiêu diệt nhưng thế hệ kế tiếp đã và đang lớn lên. “Con rắn nhiều đầu” ấy vẫn có thể phun nọc độc theo nhiều hướng.

Còn nữa

Theo Dịch
MỚI - NÓNG
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
TPO - Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên, đã tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV.