Tiết lộ sơ đồ phân bố gạo nhiễm độc

Tiết lộ sơ đồ phân bố gạo nhiễm độc
Ngày 15 - 2, nhiều báo của Trung Quốc như Kim Lăng vãn báo ở Nam Kinh, Văn hối ở Hongkong đã dẫn lời của giáo sư Phan Căn Hưng thuộc Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường Nông nghiệp, Đại học Nông nghiệp Nam Kinh, cho biết, khoảng 10% trong số gạo bán trên thị trường nước này chứa hàm lượng kim loại Cadmium (Cd) vượt tiêu chuẩn.

Ngày 15 - 2, nhiều báo của Trung Quốc như Kim Lăng vãn báo ở Nam Kinh, Văn hối ở Hongkong đã dẫn lời của giáo sư Phan Căn Hưng thuộc Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường Nông nghiệp, Đại học Nông nghiệp Nam Kinh, cho biết, khoảng 10% trong số gạo bán trên thị trường nước này chứa hàm lượng kim loại Cadmium (Cd) vượt tiêu chuẩn.

Trung Quốc tiết lộ sơ đồ phân bố gạo nhiễm độc
Trung Quốc tiết lộ sơ đồ phân bố gạo nhiễm độc. Ảnh: minh họa - Internet

Đó chỉ là một phát hiện tiếp theo sau hàng loạt sự kiện phát hiện độc tố trong gạo ở Trung Quốc.

Dưới đây là sơ đồ phân bố chưa đầy đủ gạo nhiễm độc tố tại Trung Quốc mà một số tờ báo ở nước này đã tiết lộ sau sự kiện gạo nhiễm Cd.

1. Khu vực Đức Dương thuộc tỉnh Tứ Xuyên: Nghiên cứu năm 2008 của Đại học Địa chất Trung Quốc cho thấy hàm lượng Cd trong gạo và tiểu mạch mà cư dân Miên Trúc, Thập Phương sử dụng cao hơn tiêu chuẩn từ 2-10 lần.

2. Đặc khu Đồng Nhân, Vạn Sơn ở Quý Châu: Nghiên cứu năm 2010 của Trung tâm Hóa học Địa cầu thuộc Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc cho thấy trung bình một ngày người trưởng thành ở đây đưa vào cơ thể 49 microgram thủy ngân do ăn cơm, nấu bằng gạo sản xuất từ lúa nước.

3. Thị trấn Dương Sóc, Hưng Bình thuộc tỉnh Quảng Tây: Nhiều cư dân ở đây nghi là mắc bệnh đau xương giai đoạn đầu.

4. Khu vực mỏ Đại Bảo Sơn ở tỉnh Quảng Đông: Nghiên cứu năm 2010 của Đại học Trung Sơn cho thấy tỉ lệ chứa Cd và chì vượt tiêu chuẩn của 21 loại lúa nước ở đây lần lượt là 100% và 71%.

5. Khu vực mỏ chì kẽm Phượng Hoàng ở Tương Tây thuộc tỉnh Hồ Nam: Kết quả nghiên cứu năm 2008 của Trung tâm Địa lý thuộc Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc cho thấy tình hình nhiễm chì và thạch tín của gạo ở đây nghiêm trọng.

6. Khu khai phát Lý Thạch ở Liêu Ninh: Nghiên cứu năm 2008 của Đại học Công nghiệp Hóa dầu Liêu Ninh cho thấy lúa nước ở đây chứa hàm lượng chì vượt tiêu chuẩn.

7. Huyện Toại Xương, tỉnh Chiết Giang: Nghiên cứu năm 1987 của trạm vệ sinh phòng dịch Lệ Thủy, Chiết Giang cho thấy hàm lượng Cd trong gạo sản xuất từ lúa nước trồng tại khu vực ô nhiễm gần mỏ vàng Toại Xương vượt tiêu chuẩn nghiêm trọng.

8. Khu vực mỏ wolfram Đại Dư thuộc tỉnh Giang Tây: Nghiên cứu năm 1997 của đội địa chất 4 Hữu Sắc, Giang Tây cho thấy hàm lượng Cd trong lúa nước ở đây vượt tiêu chuẩn.

9. Thị trấn Chu Châu, Mã Gia và thôn Tân Mã ở Hồ Nam: Gạo nhiễm Cd chủ yếu đến từ khu vực cách sông Tương Giang 1 km đổ ra.

Theo Gia Hân
Thông tấn xã Việt Nam

Theo Tổng hợp
MỚI - NÓNG