Chưa có vắc-xin phòng bệnh tay chân miệng

Bùng phát dịch tay chân miệng, hàng loạt trẻ nhập khoa Nhiễm BV Nhi đồng 1. Ảnh: L.N
Bùng phát dịch tay chân miệng, hàng loạt trẻ nhập khoa Nhiễm BV Nhi đồng 1. Ảnh: L.N
Kết quả giám sát của Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương cho thấy, tác nhân gây bệnh tay chân miệng ở phía Bắc đầu năm 2011 là các vi-rút gây bệnh đường ruột như EV71 (C4) và vi-rút Coxsackievirus (CA16). Đáng ngại là cho đến nay chưa có vắc-xin phòng căn bệnh này.
Bùng phát dịch tay chân miệng, hàng loạt trẻ nhập khoa Nhiễm BV Nhi đồng 1. Ảnh: L.N
Bùng phát dịch tay chân miệng, hàng loạt trẻ nhập khoa Nhiễm BV Nhi đồng 1. Ảnh: L.N.

  Theo PGS-TS Nguyễn Trần Hiển, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, bệnh tay chân miệng là một bệnh nhiễm trùng thường gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh có dấu hiệu đặc trưng là sốt, đau họng, đau miệng; loét miệng với vết loét đỏ hay phỏng nước ở niêm mạc miệng, lợi, lưỡi; phát ban dạng phỏng nước ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông.

Những tác nhân gây bệnh chủ yếu của bệnh tay-chân-miệng là các vi-rút gây bệnh đường ruột ở người đặc biệt là vi-rút Coxsackievirus A16 (CA16) và vi-rút enterovirus 71 (EV71). Các yếu tố có thể làm bệnh diễn biến nặng hơn là liều nhiễm trùng, thay đổi đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào, yếu tố kháng nguyên phù hợp tổ chức. Hiện cũng chưa biết mối liên quan giữa các yếu tố như tuổi, giới, vị trí cảm thụ của vi-rút... với mức độ nặng của bệnh-ông Nguyễn Trần Hiển cho biết.

Thống kê cho thấy, từ đầu năm 2011 đến nay, cả nước đã ghi nhận 6.112 trường hợp mắc tay chân miệng tại 30 địa phương trong đó đã có 17 trường hợp tử vong, tập trung chủ yếu tại khu vực miền Nam (96,6%). Trong đó, miền Bắc đã ghi nhận tổng số 14 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng tại 6 tỉnh. Bệnh nhân chủ yếu là trẻ em dưới 5 tuổi.

Bệnh có thể lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp với dịch mũi họng, nước bọt, dịch nước của nốt phỏng, và phân của bệnh nhân. Người bệnh có thể lây sang người khác trong tuần đầu tiên của bệnh và nhiều tuần sau khi hết triệu chứng.

Để phòng tránh bệnh lây lan, mọi người cần cách ly ngay các trường hợp mắc; tránh tiếp xúc mật thiết với bệnh nhân; nâng cao thể trạng; thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, đặc biệt là ngay sau khi chăm sóc, vệ sinh cho trẻ; làm sạch bề mặt, đồ vật (đồ chơi, quả đấm cửa...) bằng các thuốc sát khuẩn như chloramin B 2%; khử trùng dụng cụ sinh hoạt, nhà vệ sinh bị nhiễm chất tiết và bài tiết của bệnh nhân tay chân miệng.

Mặc dù đây là bệnh tự khỏi sau 7-10 ngày nhưng vẫn cần điều trị triệu chứng (hạ sốt, giảm đau, bổ sung nước). Tuy nhiên, nếu để lâu có thể gây biến chứng nguy hiểm như viêm não-màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp và dẫn tới tử vong nếu không được phát hiện sớm, xử lý kịp thời.

Bởi vậy, khi sốt cao 39,50C trở lên, biến chứng thần kinh hoặc tim mạch như đau đầu, cứng cổ, đau lưng, rung giật cơ, đi loạng choạng, ngủ gà, yếu liệt chi, mạch nhanh... thì phải đến ngay cơ sở y tế để điều trị kịp thời.

Hà Nội ghi nhận bệnh nhân mắc tay chân miệng

Cùng với một số tỉnh, TP khác, Hà Nội đã ghi nhận ca mắc tay chân miệng. Ngay sau khi xuất hiện ca mắc đầu tiên trong mùa dịch 2011, Sở Y tế Hà Nội đã yêu cầu các đơn vị tăng cường khám, sàng lọc để phát hiện sớm; thông tin kịp thời các ca bệnh cho Trung tâm Y tế dự phòng và Trung tâm Y tế các quận, huyện, thị xã để kịp thời xử lý.

Theo ông Nguyễn Đức Hạnh, Phó giám đốc Sở Y tế khuyến cáo, người dân khi phát hiện trẻ có dấu hiệu mắc bệnh phải thông báo cho nhà trường và cơ sở y tế; không cho trẻ đến lớp ít nhất 10 ngày kể từ ngày khởi bệnh.

Trung tâm Y tế các quận, huyện, thị xã phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức tuyên truyền về các biện pháp phòng, chống bệnh trong trường học. Các trường khi có từ 2 trẻ trở lên/lớp bị mắc bệnh trong vòng 7 ngày thì cho cả lớp nghỉ học 10 ngày kể từ ngày khởi bệnh của ca cuối cùng.

Theo Vân Hà
Pháp luật xã hội

Theo Tổng hợp
MỚI - NÓNG
Đề xuất tăng 'sếp phó' cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước
Đề xuất tăng 'sếp phó' cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước
TPO - Bộ Tài chính cho rằng, cần thiết có 1 đơn vị đủ vị trí pháp lý (tương tự như cơ quan đại diện của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước tại TPHCM trước đây) để thực hiện nhiệm vụ quản lý, giám sát. Bên cạnh đó, bộ này đề xuất bổ sung thêm 1 phó chủ tịch cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.