Thử thách, rèn luyện độ nhạy bén

Thử thách, rèn luyện độ nhạy bén
TP - Nắm bắt được nhu cầu bức thiết của phụ huynh về thực trạng: “Hơn 80% trẻ ở độ tuổi tiểu học chưa nhạy bén trong xử lý vấn đề”, nhãn hàng Cô gái Hà Lan School Smart phối hợp cùng Hội đồng Đội T.Ư, Bộ Giáo dục & Đào tạo tổ chức cuộc thi “Ai Bén Nhạy Hơn?”.
Học sinh trường tiểu học Kỳ Đồng, Q. 3 hăng hái với cuộc thi “Ai Bén Nhạy Hơn?
Học sinh trường tiểu học Kỳ Đồng, Q. 3 hăng hái với cuộc thi “Ai Bén Nhạy Hơn?".

Câu hỏi về thực trạng trẻ thiếu nhạy bén đã có lời đáp

Với mục tiêu giúp trẻ rèn luyện khả năng nhạy bén, toàn bộ nội dung các trò chơi của cuộc thi được Viện Nghiên cứu Giáo dục thiết kế và chịu trách nhiệm sẽ giúp trẻ có nhiều cơ hội cọ xát với tình huống trong thực tế.

Trong đó, bé sẽ phải đưa ra nhiều quyết định nhạy bén để vượt qua “chướng ngại vật”. Chính điều này cũng sẽ đem lại cho bé cảm giác sung sướng khi chiến thắng vượt qua được những tình huống gay cấn suốt trong thời gian thi.

Có thể nói đây là cuộc thi đầu tiên tại Việt Nam không mang nặng lý thuyết mà được ứng dụng thực tiễn với những câu chuyện, tình huống rất gần gũi đời thường để học sinh tiểu học thử tài, rèn luyện, nâng cao khả năng tư duy nhạy bén ngay từ những năm đầu đời quan trọng.

Đề cập đến sự đổi mới trong nội dung cuộc thi “Búp măng xinh” năm nay, bà Nguyễn Thị Hà - Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội đồng Đội T.Ư cho biết vấn đề của ngành giáo dục hiện nay không phải là trang bị không đủ kiến thức cho học sinh, mà là sự thiếu liên hệ giữa lý thuyết của nhà trường và thực tiễn cuộc sống, cần được đầu tư thêm.

Phối hợp với việc đầu tư trong chương trình chính khóa từ phía ngành giáo dục, Hội đồng Đội T.Ư đi theo hướng áp dụng kiến thức học tập của các môn văn, toán, lịch sử, tiếng Anh vào cuộc thi dưới hình thức những trò chơi gần gũi, sinh động và thú vị.

Các em sẽ dễ dàng cảm nhận và vận dụng những gì được học vào cuộc sống. Cuộc thi “Ai Bén Nhạy Hơn?” sẽ là lời giải đáp cho những trăn trở bấy lâu của phụ huynh.

Vượt qua thử thách, rèn luyện độ nhạy bén

Cuộc thi “Ai Bén Nhạy Hơn?” với 3 vòng thi cấp trường, cấp khu vực và cấp toàn quốc là nơi trẻ trải nghiệm những thử thách theo độ khó tăng dần.

Áp dụng kiến thức từ các môn học, các em sẽ hóa thân thành “cô bé quàng khăn đỏ” vượt qua những thử thách trên đoạn đường dài đến nhà bà, hoặc trở thành “bác nông dân trẻ” tìm cách chăm sóc cho vườn cây xinh xắn.

Khi bé mang “trọng trách” tự mình phân tích, giải quyết vấn đề để vượt qua khó khăn, bé sẽ tự tin hơn, đồng thời hào hứng khám phá những kiến thức mới. Đây là tiền đề giúp các em phát triển niềm đam mê học tập và nuôi dưỡng ý chí phấn đấu để đạt được nhiều thành quả tốt đẹp.

Từ ngày 10-9 đến hết ngày 3-11-2012, các bé sẽ cùng nhau tham gia Vòng thi cấp trường (vòng loại) của cuộc thi “Ai Bén Nhạy Hơn?” bằng cách truy cập vào website của cuộc thi www.aibennhayhon.com để đăng ký và tham gia trò chơi.

Mỗi bài thi có 5 cấp độ, phù hợp với độ tuổi theo từng nhóm 1 (lớp 1 và 2), nhóm 2 (lớp 3) và nhóm 3 (lớp 4 và 5). Kết thúc vòng 1, điểm thi của các bé sẽ được tính cộng với các bạn cùng trường để chọn ra 15 trường vào vòng thi cấp khu vực.

Các đội xuất sắc từ vòng thi khu vực sẽ tiếp tục tham gia vòng thi toàn quốc để giành giải thưởng cho đội xuất sắc nhất trị giá 50 triệu đồng và các giải nhì, ba, khuyến khích khác.

Cuộc thi Búp măng xinh năm nay với chủ đề “Ai Bén Nhạy Hơn?” không chỉ dừng lại ở độ hấp dẫn của một cuộc thi, một cuộc chơi, mà trẻ sẽ tìm thấy được sự thú vị của việc ứng dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

Tham gia cuộc thi, trẻ được khuyến khích, vận dụng sự nhạy bén của mình để xử lý những tình huống và rèn luyện để có thể áp dụng trong cuộc sống hàng ngày.

Thử thách, rèn luyện độ nhạy bén ảnh 2
Mỗi tuần một bài tập tình huống trực quan sinh động tại website www.aibennhayhon.com là giải pháp hữu hiệu giúp trẻ phát huy khả năng học hỏi và nhạy bén. Bên cạnh những phương pháp rèn luyện thực tế, một hộp sữa Cô gái Hà Lan School Smart sẽ giúp bổ sung Omega-3, Omega-6 cùng các vi chất cho trẻ, giúp nuôi dưỡng tốt các tế bào thần kinh, tăng độ nhạy bén trong tư duy.
Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG