Nỗi niềm bác sĩ chữa tâm thần

Nỗi niềm bác sĩ chữa tâm thần
Tắm giặt, vệ sinh, đút cho bệnh nhân ăn... những bác sĩ, y tá chuyên khoa tâm thần không khác gì mẹ hiền. Nhưng họ là những người mẹ bị “bạc đãi” bởi những “đứa con” - trong cơn cuồng loạn – đã đánh, chửi cả người chăm sóc mình.

Nỗi niềm bác sĩ chữa tâm thần

Tắm giặt, vệ sinh, đút cho bệnh nhân ăn... những bác sĩ, y tá chuyên khoa tâm thần không khác gì mẹ hiền. Nhưng họ là những người mẹ bị “bạc đãi” bởi những “đứa con” - trong cơn cuồng loạn – đã đánh, chửi cả người chăm sóc mình.

Chăm sóc bệnh nhân tại Bệnh viện Tâm thần T.Ư I
Chăm sóc bệnh nhân tại Bệnh viện Tâm thần T.Ư I.
 

Như chăm con mọn

Bác sĩ Lê Thị Thanh Thu - Trưởng khoa 4 cấp tính nam – Bệnh viện Tâm thần T.Ư I tất tưởi đi từ đầu phòng tới cuối phòng ăn. Chị nhắc bệnh nhân này cầm thìa cho khéo, rồi lại lấy khăn lau miệng cho bệnh nhân khác.

Chị chia sẻ: Giờ ăn mà không coi kỹ bệnh nhân có thể sẽ làm văng vãi, tranh giành thức ăn của nhau. Uống thuốc cũng phải đưa cả nước để chờ bệnh nhân nuốt. Nhưng vẫn có bệnh nhân chống đối bằng cách ngậm thuốc dưới lưỡi rồi nhổ đi hoặc uống rồi vẫn móc họng để nôn ra.

Khoa 4 luôn có 75-80 bệnh nhân, lúc cao điểm lên tới hơn 100 bệnh nhân, nhưng chỉ có 4 bác sĩ và hơn chục y tá. Các chị phải nhốt mình trong 4 bức tường cùng với bệnh nhân suốt 10-12 tiếng/ngày.

“Ngày làm việc của chúng tôi bắt đầu từ 6 giờ sáng, thúc giục các bệnh nhân dậy, hướng dẫn họ đi vệ sinh, đánh răng, rửa mặt cho nền nếp, trông cho họ ăn sáng, sau đó mới khám chữa bệnh, trưa lại cho họ ăn, tâm sự với họ… Chỉ đến khi họ lên giường, các bác sĩ, y tá mới được tạm nghỉ” – bác sĩ Thu tâm sự.

Còn chị Đinh Thị Thúy (Điều dưỡng trưởng khoa 1 cấp tính nam – Bệnh viện Tâm thần T.Ư I) cũng thường làm “mẹ” của 60 “đứa con trai” lộc ngộc, ngờ nghệch như những đứa trẻ 5-7 tuổi. Ngoài việc hướng dẫn ăn uống, vệ sinh, các y tá còn phải dành rất nhiều thời gian cắt tóc, cạo râu cho 60 bệnh nhân.

Bác sĩ La Đức Cương – Giám đốc Bệnh viện Tâm thần T.Ư I cho biết, bệnh viện lúc nào cũng có khoảng 500-600 bệnh nhân nội trú và khám cho 100 bệnh nhân mỗi ngày. Bệnh viện không quá tải nhưng 60 bác sĩ và gần 280 y tá lúc nào cũng ngập đầu với công việc, chỉ vì phải lo cho bệnh nhân từ điều trị, vệ sinh, ăn ngủ đến trò chuyện, tâm tình.

Từ bị đánh đến đòi yêu

Không chỉ vất vả chăm sóc bệnh nhân, bác sĩ, y tá điều trị tâm thần là những người gặp tai nạn nhiều nhất. Cử nhân Lê Thanh Toản – Trưởng phòng Điều dưỡng – BV Tâm thần T.Ư I chia sẻ, khi bệnh nhân trốn viện, các anh phải lặn lội đi tìm, có khi mất cả tháng ròng rã đến các vùng sâu, vùng xa. Nhưng gặp bệnh nhân rồi, họ vùng vẫy, chống cự, có bác sĩ bị bệnh nhân bẻ gãy cả tay. Hàng ngày chăm sóc bệnh nhân, việc bác sĩ đang khám bệnh bỗng nhiên bị bệnh nhân lên cơn, đấm đạp và tát là chuyện… thường.

Chị Đinh Thị Thúy thì kể, đồng nghiệp của chị đang chia cơm cho bệnh nhân thì bị một bệnh nhân nam đổ cả nồi canh nóng lên người. May mà chỉ bị bỏng nhẹ. Gần đây, khoa 4 cũng từng có vụ “giải cứu con tin” rầm rộ.

Một bệnh nhân trốn khỏi khoa rồi “cố thủ” tại một khu nhà gần bệnh viện. Anh ta cầm dao đòi tự sát và dọa sẽ đâm chết người nào dám vào. Sau 6 giờ dỗ dành trò chuyện, các bác sĩ mới đưa được anh ta trở lại viện.

Các bác sĩ, điều dưỡng trẻ còn gặp tình huống dở khóc dở cười khi “bị” bệnh nhân yêu. Điều dưỡng Nguyễn Đăng Cường (sinh năm 1989, Khoa cấp tính nữ - Bệnh viện Tâm thần Hà Nội) cho biết, không ít bệnh nhân nữ “có cảm tình” với anh. Hàng ngày, Cường làm bạn với các bệnh nhân, cắt tóc, cắt móng tay, móng chân cho họ, trò chuyện, tâm tình như chị em gái. Có bệnh nhân nữ lúc nào cũng đòi “chơi với anh Cường”, nếu Cường bận việc là dằn dỗi, bỏ ăn.

Nỗi niềm và sự vất vả của bác sĩ tâm thần luôn chất đầy, tuy nhiên, họ hiếm khi nhận được lời cảm ơn, chia sẻ. Các bệnh nhân thì khờ dại, còn người nhà bệnh nhân cũng muôn vẻ.

Bệnh nhân tự gây ra các vết thương, nghĩ đủ mánh để trốn viện, nhưng người nhà thấy con cháu bị thương hoặc trốn viện đi lang thang thì quay sang trách móc các bác sĩ vô trách nhiệm. Nhiều trường hợp bệnh nhân bị người nhà bỏ rơi tại viện.

Không chỉ bao bọc tiền ăn cho bệnh nhân mà hết đợt điều trị, các bác sĩ lại góp tiền và cử người đưa bệnh nhân về tận nhà.

Theo Dân Việt

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Hà Nội đề xuất có 4 thành phố trực thuộc
Hà Nội đề xuất có 4 thành phố trực thuộc
TPO - Theo định hướng đến năm 2050, Thủ đô có hai TP trực thuộc là Khoa học & Đào tạo Hòa Lạc với TP phía Bắc bao gồm địa giới hành chính huyện Sóc Sơn, Mê Linh và một phần Đông Anh; nghiên cứu hình thành thêm TP Du lịch ở khu vực Sơn Tây – Ba Vì và TP sân bay phía Nam ở Phú Xuyên – Ứng Hòa.
Một bà nội trợ vừa trúng Vietlott 25 tỷ đồng
Một bà nội trợ vừa trúng Vietlott 25 tỷ đồng
TPO - Nhận cuộc gọi từ Vietlott thông báo trúng giải 25 tỷ đồng trong lúc chăm sóc con nhỏ tại bệnh viện, chị M. ở Kiên Giang quyết định sẽ sử dụng một phần tiền để trả nợ, chữa bệnh cho con và đón bố mẹ về phụng dưỡng.