Thế giới bàn về dịch bệnh nóng bỏng ở châu Á

Thế giới bàn về dịch bệnh nóng bỏng ở châu Á
TP - Lần đâu tiên mội hội nghị thượng đỉnh quốc tế chuyên bàn về sức khoẻ ở châu Á, nơi đang tiềm ẩn các dịch bệnh mới có nguy cơ bùng phát toàn cầu, khai mạc hôm nay (8/4) ở Singapore và kéo dài đến giữa tuần.

> Tăng cường phòng dịch H7N9 ở cửa khẩu và sân bay
> Bình tĩnh ứng phó H7N9

Hội nghị có sự tham dự của Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long và tập trung vào chủ đề “Sức khoẻ cho Phát triển Bền vững ở Châu Á”. Các vấn đề dịch bệnh nóng bỏng ở châu Á mặc dù không có trong chương trình nghị sự cứng của hội nghị nhưng, được biết, vẫn sẽ được đưa ra thảo luận.

Tại hội nghị quốc tế đầu tiên về y tế châu Á, về phía truyền thông Việt Nam, có phóng viên hai báo được mời tham dự là Tiền PhongTuổi Trẻ

Một là tình hình dịch cúm H7N9 vừa chớm xuất hiện ở Trung Quốc làm 16 người mắc và sáu người chết. Một tuần đã trôi qua kể từ khi ca bệnh đầu tiên được phát hiện, người ta vẫn chưa xác định được nguồn gốc virus H7N9. Các nhà khoa học quốc tế vẫn chưa biết cách phát hiện vật chủ nhiễm bệnh do virus H7N9 không để lại dấu hiệu lâm sàng gì bên ngoài để dễ nhận biết như đối với virus cúm nguy hiểm khác H5N1 và H1N1.

Hai là các đại biểu sẽ bàn về đại dịch SARS (hội chứng viêm phổi cấp tính trầm trọng) bùng phát năm 2003 làm 916 người chết, gây thiệt hại 150 tỷ USD. Riêng Đông Á và Đông Nam Á thiệt hại do SARS lên đến 28,4 tỷ USD. Singapore là một trong năm quốc gia và vùng lãnh thổ bị ảnh hưởng nặng nhất với 33 người chết.

Ngay sau khi các phiên họp chính thức của hội nghị thượng đỉnh thế giới kết thúc, ngày 11/4, tại Hà Nội sẽ diễn ra kỷ niệm 10 năm dịch SARS tràn vào Việt Nam làm chết tám người, chủ yếu là y bác sỹ, trong đó có một chuyên gia nổi tiếng của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

Sau SARS là dịch cúm gà H5N1 năm 2004 cũng xuát phát từ châu Á làm chết 370 người. Châu Á, chiếm hơn một nửa dân số thế giới và có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất, trở thành điểm nóng về nguy cơ bùng phát dịch bệnh toàn cầu.

Không những thế, theo WHO, một châu Á với hơn 100 triệu người trên 60 tuổi vào năm 2050 sẽ chịu gánh nặng kép là nhu cầu tiêu dùng và nhu cầu chăm sóc y tế cao, làm xuất hiện nguy cơ phá hỏng các thành quả tăng trưởng.

Chiều 7-4, Giám đốc Trung tâm Kiểm dịch Y tế (KDYT) Lạng Sơn, ông Lý Văn Soi, cho biết, Đoàn công tác của Cục Y tế dự phòng- Bộ Y tế, vừa đến cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị (huyện Cao Lộc), trực tiếp kiểm tra các điều kiện, phương tiện, phòng chống dịch H7N9; thăm phòng khám đa khoa trung tâm tại thị trấn biên giới Đồng Đăng.

Làm việc với Trung tâm KDYT Lạng Sơn, Đoàn công tác xem xét, kiểm tra các kế hoạch phòng chống, xử lý tình huống khi có dịch xảy ra.

Cục Y tế dự phòng đề nghị ngành chức năng của tỉnh củng cố lại phòng xét nghiệm, đảm bảo lấy mẫu chuẩn xác. Yêu cầu các tổ, đội KDYT tại các cửa khẩu giám sát chặt chẽ người và phương tiện nhập cảnh, nhập khẩu vào Lạng Sơn.

Trước diễn biến loại virus H7N9 lan rộng ở Thượng Hải, Giang Tô, Triết Giang, An Huy (Trung Quốc); Cục Y tế Dự phòng đã cử các đoàn công tác đến kiểm tra tại các tỉnh phía Bắc như: Lạng Sơn, Quảng Ninh, Lào Cai.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
TPO - Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên, đã tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV.