Hiểu rõ hơn về thuốc nhuận tràng

Hiểu rõ hơn về thuốc nhuận tràng
TPO - Trong điều kiện ăn uống bình thường, bạn cũng vẫn rất dễ bị táo bón. Bạn có thể giải quyết tình trạng khó chịu này bằng cách thay đổi lối sống như sau:

> Táo bón - Không nên coi nhẹ!

> Sử dụng men tiêu hóa như thế nào là hợp lý?

- Ăn chế độ ăn lành mạnh, bao gồm nhiều thực phẩm giàu chất xơ.

- Hàng ngày uống nhiều nước.

- Tập luyện thường xuyên.

- Thận trọng khi dùng thuốc.

Nếu đã thử các cách trên mà tình trạng của bạn vẫn chưa cải thiện nhiều, bạn nên đến gặp bác sĩ để tham khảo sử dụng thuốc nhuận tràng không cần đơn.

Hiểu rõ hơn về thuốc nhuận tràng ảnh 1
Những thực phẩm giúp nhuận tràng.

Các loại thuốc nhuận tràng:

Có nhiều lựa chọn về thuốc nhuận tràng - từ bột tan trong nước, tới viên, bánh hoặc dung dịch. Thuốc có thể được uống hoặc đặt vào trong trực tràng, như chất lỏng để thụt hoặc viên đạn.

Bất kể bạn chọn loại thuốc nào, chúng đều cho kết quả tương tự. Tuy nhiên, không phải tất cả các thuốc nhuận tràng đều như nhau, vì vậy, tìm được loại thuốc phù hợp nhất với nhu cầu của bạn là rất quan trọng.

1. Thuốc nhuận tràng tạo xơ: Cũng được gọi là thuốc bổ sung chất xơ

Loại thuốc này tạo xơ hấp thu nước từ đường ruột, làm cho phân mềm và lớn, giúp tạo nhu động ruột bình thường để đẩy phân.

Dùng thuốc sẽ giảm táo bón trong 12 giờ, nhưng một số người không có kết quả trong 2-3 ngày. Vì loại thuốc này hút nhiều nước, nên phải đảm bảo bạn luôn uống đủ nước. Nếu bạn không uống đủ nước, thuốc có thể làm tăng táo bón.

Các biệt dược của thuốc nhuận tràng tạo xơ không cần đơn gồm Metamucil, Citrucel, Fibercon…

2. Thuốc làm mềm phân: Đại tiện ít gắng sức hơn

Loại thuốc này không thúc đẩy nhu động ruột, thay vào đó chúng làm cho phân mềm bằng cách trộn lẫn dịch với phân, nhờ đó phân được tống ra dễ hơn mà không cần rặn.

Thuốc thường được dùng 1-2 ngày để có tác dụng. Tuy nhiên, một số người có thể tiếp tục dùng thuốc tới 5 ngày. Bác sĩ thường khuyên dùng loại thuốc này sau phẫu thuật hoặc sau sinh con, là những thời điểm rất cần đại tiện không phải rặn.

Thuốc được bán không cần đơn với một vài biệt dược như Colace, Surfak…

Hiểu rõ hơn về thuốc nhuận tràng ảnh 2

3. Chất bôi trơn: Phủ bên ngoài phân để tống phân dễ hơn

Thuốc bôi trơn bọc đường ruột và phân bằng một màng thấm nước cho phép phân qua đại tràng và trực tràng dễ hơn. Thuốc cũng giữ độ ẩm trong phân để ngăn ngừa phân trở nên cứng và khô. Tuy nhiên, loại thuốc này có dầu nên cản trở sự hấp thu các vitamin và khoáng chất quan trọng, vì vậy bạn không nên dùng loại thuốc này 2 giờ trước hoặc sau bữa ăn.

Thuốc bôi trơn không được khuyên dùng dài ngày trừ những trường hợp đặc biệt. Không dùng thuốc bôi trơn nếu bị trào ngược dạ dày-thực quản hoặc nôn vì có thể dẫn tới viêm phổi nặng do hít phải dầu. Thường dùng thuốc bôi trơn 6-8 giờ để có kết quả.

Dầu khoáng là loại thuốc bôi trơn phổ biến nhất.

4. Nước muối nhuận tràng: Thêm nước vào phân

Loại thuốc này có tác dụng bằng cách tăng lượng nước vào phân nhờ rút nước từ các mô xung quanh. Nước muối nhuận tràng thường có tác dụng trong 30 phút đến 3 giờ. Tuy nhiên, nếu dùng liều lớn hơn khi dạ dày trống rỗng, bạn có thể thấy kết quả nhanh hơn. Trong một số trường hợp, tùy thuộc vào loại thuốc và liều lượng, kết quả có thể chậm trong 6-8 giờ hoặc qua 1 đêm.

Một số nước muối nhuận tràng được làm bằng muối magiê, có thể độc với liều cao và nguy hiểm cho trẻ em hoặc người lớn bị bệnh thận. Do đó, không khuyến nghị dùng thuốc này dài ngày hoặc làm giảm táo bón tái phát. Một loại nước muối nhuận tràng (sữa magiê) có thể an toàn khi dùng dài ngày với các liều khuyến nghị nhỏ.

Thuốc tẩy magiê và sữa magiê là 2 loại nước muối nhuận tràng phổ biến nhất.

Hiểu rõ hơn về thuốc nhuận tràng ảnh 3

5. Thuốc kích thích nhuận tràng: Thúc đẩy co bóp để tống phân

Đây là thuốc nhuận tràng mạnh nhất - làm co bóp cơ đường ruột, đẩy phân xuống. Cho dù loại thuốc nhuận tràng này phổ biến nhất, nó cũng gây nhiều tác dụng phụ nhất, như đau quặn bụng, tiêu chảy hoặc buồn nôn.

Thuốc thường được dùng trước khi ngủ để có kết quả vào sáng hôm sau. Tuy nhiên, một số người có thể thấy kết quả tới 24 giờ. Dùng thuốc kích thích nhuận tràng khi dạ dày trống rỗng sẽ có kết quả nhanh hơn.

Các biệt dược không cần đơn bao gồm Dulcolax, Ex-Lax, Senokot…

Chỉ dùng thuốc kích thích nhuận tràng khi các cách khác không có hiệu quả hoặc sau khi đã tham khảo ý kiến bác sĩ.

6. Kết hợp thuốc: Kiểm tra nhãn thuốc cẩn thận

Một số sản phẩm chứa hơn 1 loại thuốc nhuận tràng. Thí dụ, bạn có thể mua các thuốc kết hợp như sau:

- 1 thuốc nhuận tràng tạo xơ và 1 thuốc nhuận tràng kích thích

- 1 thuốc nhuận tràng tạo xơ, 1 thuốc nhuận tràng kích thích và 1 thuốc làm mềm phân

- 1 nước muối nhuận tràng và 1 thuốc bôi trơn

- 1 thuốc nhuận tràng kích thích và 1 thuốc làm mềm phân

Tuy nhiên, các sản phẩm phối hợp có thể không cho kết quả khá hơn và thậm chí làm tăng tác dụng phụ do có nhiều thành phần. Bạn phải xem kỹ nhãn thuốc để xác định liệu nó có chứa hơn 1 loại thuốc nhuận tràng hay không.

Tuy vậy, đừng lạm dụng thuốc nhuận tràng!

Thuốc nhuận tràng không cần đơn không có nghĩa là chúng không có hại. Dùng thuốc nhuận tràng thường xuyên có thể làm táo bón nặng hơn và cơ thể bạn trở nên phụ thuộc vào thuốc để đẩy phân. Trong những trường hợp nặng, quá lạm dụng thuốc nhuận tràng có thể gây tổn thương thần kinh, cơ và mô của đại tràng.

Các rối loạn khác có liên quan tới thuốc nhuận tràng bao gồm đau quặn bụng, buồn nôn, đầy hơi, chướng bụng, giảm hấp thu chất dinh dưỡng, tiêu chảy.

Hơn nữa, thuốc nhuận tràng có thể đặc biệt nguy hiểm nếu táo bón của bạn là do bị một bệnh nặng hơn, như tắc ruột hoặc viêm ruột thừa. Hãy đi khám bệnh nếu bạn có những thay đổi không giải thích được về kiểu và thói quen đại tiện hoặc nếu táo bón của bạn kéo dài hơn 7 ngày, mặc dù bạn đã thay đổi chế độ ăn hoặc tập luyện.

Để tránh phụ thuộc vào thuốc nhuận tràng, bạn phải xem kỹ hướng dẫn và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc.

Thạc sĩ - Bác sĩ Vũ Tuyết Mai

Theo Viết
MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.