‘Chung sống hòa bình’ với bệnh tiểu đường

‘Chung sống hòa bình’ với bệnh tiểu đường
TP - Các bác sĩ nói về chúng: có thể kiểm soát, nhưng không thể chinh phục. Có thể sống bình thường - nếu sớm phát hiện và chữa trị tốt.

> Người bị bệnh vẩy nến dễ mắc tiểu đường

‘Chung sống hòa bình’ với bệnh tiểu đường ảnh 1

Chìa khóa insulin

Bệnh tiểu đường làm chúng ta liên tưởng đến đường và insulin. Chính xác. Insulin là hoóc-môn cần thiết cho máu do tế bào beta (B) nằm trong cấu trúc tuyến tụy sản xuất. Một khi chúng ta bắt đầu ăn món gì đó, tuyến tụy sẽ giải phóng số lượng nhỏ insulin và trong cùng thời gian nó khởi động quá trình tạo ra những nguyên tố mới của hoóc-môn này. Bằng cách này tuyến tụy phản ứng với tín hiệu thông báo, chỉ sau giây lát trong quá trình tiêu hóa sẽ xuất hiện glucoza (đường đơn) – hợp chất từ hệ tiêu hóa sẽ nhanh chóng thâm nhập vào tuần hoàn máu.

Các bác sĩ ví insulin với hình ảnh chìa khóa chủ yếu vì thực tế: nói một cách hình ảnh – nó mở cánh cửa đến các tế bào của cơ thể. Những cánh cửa này (ngôn ngữ chuyên môn gọi là các thụ cảm) mở ra, để glucoza, tức nhiên liệu có thể thâm nhập vào trong lòng tế bào. Tế bào không thể tồn tại, không thể tự phục chế cũng như không thể thực hiện nhiệm vụ của mình – trường hợp thiếu “nhiên liệu” đã nói. Một khi thí dụ, các tế bào tim không thể tự phục hồi và không hoàn thành chức năng của mình, “cỗ máy bơm sự sống” của cơ thể sẽ ngừng hoạt động.

Tế bào bị bỏ đói

Ở một số người tuyến tụy sản xuất quá ít insulin và đường, thay vì tìm đến các tế bào, chúng ở lại máu. Ở những người khác tuyến tụy sản xuất, song vì lý do nào đó – khoa học chưa thể nhận ra – “chìa khóa insulin” không thể cửa các tế bào của cơ thể. Vậy nên đường không thể thâm nhập vào tế bào, tức không cung cấp cho tế bào năng lựong cần tiền để duy trì sự sống và vì thế tế bào có thể chết vì đói. Khi ấy các nhà chuyên môn gọi là hiện tượng đề kháng insulin của tế bào. Một khi tuyến tụy sản xuất quá ít insulin hoặc xuất hiện sự đề kháng insulin – sẽ dẫn đén tiểu đường dạng 2. Theo số liệu thống kê tại nhiều quốc gia, số nạn nhân tiểu đường dạng 2 chiếm tới gần 90%,

Muốn đề phòng, cần kiểm tra tối thiểu ba năm một lần. Cần làm xét nghiệm (nước tiểu, máu) lúc đói, tức tối thiểu 8 giờ sau bữa ăn cuối cùng.

Với những người khỏe mạnh nồng độ đường trong máu từ 60 đến 100 mg% (hoặc mg/dl) được coi là đúng chuẩn. Nếu chỉ xét nghiệm một lần và kết quả cao hơn, không có nghĩa bạn đã bị tiểu đường, song cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ và thực hiện những xét nghiệm tiếp theo.

- Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ, nếu xét nghiệm hai lần lúc đói, kết quả bằng hoặc cao hơn 100 mg%.

- Bác sĩ có thể chỉ định xét nghiệm nồng độ đường lúc đói và hai giờ sau bửa ăn – trường hợp có nghi ngờ. Nều kết quả xét nghiệm hai giờ sau khi ăn bằng hoặc cao hơn 200 mg% - sẽ là một trong những lý do khẳng định, đã bị tiểu đường.

‘Chung sống hòa bình’ với bệnh tiểu đường ảnh 2

Từ viên uống đến insulin

Để kiểm soát tiểu đường và tránh biến chứng (trong đó có suy thận, mù lòa, tháo khớp chân), cần thực hiện nghiêm chỉnh chỉ dẫn của bác sĩ. Trong điều trị tiểu đường, có thuốc uống. Thuốc có tác dụng giảm thiểu sự đề kháng của tế bào với insulin hoặc kích thích tuyến tụy sản xuất hoóc-môn này. Sau thời gian nhất định đa số các trường hợp người bị tiểu đường dạng 2 bắt buộc phải bổ sung cho cơ thể insulin ở dạng tiêm, bởi viên uống không còn tác dụng. Cũng may cơ thể dễ tiếp thu các sản phẩm insulin hiện đại và nhờ thiết bị ngày càng cải tiến, bệnh nhân tự tiêm chích dễ dàng và thuận tiện hơn. Không hiếm trường hợp để duy trì nồng độ đường trong máu đúng chuẩn – cả ngày chỉ cần một mũi.

Không chỉ tân dược

Liệu pháp chữa trị tiểu đường dạng 2 không chỉ dựa vào việc uống thuốc hoặc tự tiêm chích insulin. Thực đơn cân bằng và nghèo năng lượng thích hợp (gần với thực đơn Địa Trung Hải, tức giầu rau xanh, hoa quả cùng dầu thực vật, hạn chế mỡ động vật) và hoạt động thể chất tích cực (cần buổi sáng hàng ngày tập thể dục và thí dụ đi bộ 30 phút/ngày) đặc biệt quan trọng. Không nên hút thuốc lá và hạn chế uống rượu.

Dấu hiệu cần gõ cửa phòng khám

- Không chần chừ gõ cửa bác sĩ trường hợp nhận ra bản thân có một vài trong những triệu chứng sau:

1- Khát nước dữ dội và tiểu tiện khá nhiều lần

2- Sút cân không rõ nguyên nhân

3- Nhìn không rõ

4- Thường cảm thấy buồn ngủ và suy nhược

5- Vết thương lâu lành và dễ bị bầm tím

6- Khổ sở vì tình trạng tái phát viêm da, viêm lợi và có thể viêm bàng quang

7- Da khô và ngứa ngáy

8- Đàn ông: gặp rắc rối với phong độ “dụng cụ sung sướng” (“trên bảo, dưới không nghe”)

9- Phụ nữ: viêm “nơi thầm kín” mãn tính.

Nguyên nhân tiểu đường dạng 1:

- Tổn thương tế bào Beta tuyến tụy chuyên sản xuất insulin. Sự hủy diệt tế bào Beta rất hay xảy ra thí dụ, ở trẻ em trong thời gian bị nhiễm bệnh do virus (cúm, quai bị, viêm gan…). Vì những nguyên nhân chưa biết rõ, thay vì nỗ lực bảo vệ cơ thể trước bệnh do virus, hệ đề kháng tấn công protein tế bào Beta (nhầm với protein virus). Hậu quả tế bào sản xuất insulin bị tổn thương.

Trong nhiều trường hợp bệnh có nguồn gốc di truyền. Không hiếm trường hợp một gia đình có vài người bị tiểu đường dạng 1.

Theo số liệu thống kê, khoảng 10% tổng số bệnh nhân tiểu đường dạng 1 được phát hiện trước 14 tuổi; khoảng 10% - giữa 14 và 18 tuổi; còn lại 80% - trước 30 tuổi. Cũng vì thế, bệnh còn có tên “Tiểu đường thanh thiếu niên”.

Nguyên nhân tiểu đường dạng 2:

- Cơ thể lão hóa và trước hết lối sống không lành mạnh: thực đơn thừa thãi chất béo và đường, ít hoạt động thể chất được coi là nguyên nhân chính dẫn đến sự xuất hiện tiểu đường dạng 2 (phụ thuộc insulin). Tình trạng béo phì gia tăng tới 80% nguy cơ xuất hiện tiểu đường dạng 2. Thừa cân và cơ thể tích mỡ làm suy giảm sự mẫn cảm của tế bào với insulin và giảm thiểu tính hiệu quả của nó. Tuổi thọ trung bình của nạn nhân tiểu đường dạng 2 ngắn hơn đồng loại khỏe mạnh khoảng 10 tuổi.

Theo Dương Hòa
Tri Thức Trẻ

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG