Bệnh gout - Nỗi khổ khó chia sẻ

Bệnh gout - Nỗi khổ khó chia sẻ
TP - Nếu ai đã từng bị căn bệnh gout hành hạ mới thấu hiểu được những đau đớn, khổ sở do chứng bệnh này gây ra.

> Gout

Những cơn đau từ nhẹ đến nặng, thưa đến mau, thậm chí dữ dội, không đi lại được, các khớp sưng to, phù nề, căng đỏ, sung huyết… khiến người bệnh không chỉ bị giảm sút về mặt sức khỏe mà còn ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt hàng ngày.

Chính vì vậy mà khi thoát khỏi những cơn đau này, ai cũng cảm thấy sung sướng, nhẹ nhõm vô cùng. Trường hợp của ông Đào Trọng Lạc, 70 tuổi ở khu Tiến Thịnh, Hưng Hóa, Tam Nông, Phú Thọ mà chúng tôi mới tiếp xúc gần đây là một trong số đó.

Tuổi già không được “nhàn thân”

Ông Lạc là đại tá quân đội, nguyên là Cục phó cục huấn luyện đào tạo của Học viện Quốc phòng. Ông nghỉ hưu từ năm 2003 và đây cũng là thời điểm căn bệnh gout “tìm đến” với ông, chính vì thế mà ông vẫn nói vui “tuổi già tưởng được an nhàn nghỉ ngơi không ngờ lại bị bệnh tật hành hạ”.

Triệu chứng đầu tiên mà ông thấy là đau ở khớp ngón chân nhưng vì tần suất đau thưa nên ông không nghĩ là mình bị bệnh gout. Mãi đến năm 2005, khi các cơn đau dày đặc hơn, nặng hơn, đi xét nghiệm máu ở Viện 108, các bác sỹ mới kết luận là ông bị bệnh gout và cho uống các loại thuốc Tây. Nhưng bệnh cũng chỉ đỡ tạm thời, đến năm 2008 - 2009 thì bệnh phát nặng hơn, ngón chân ông sưng đỏ, không đi được dép, đứng lên ngồi xuống phải vịn, muốn đi đâu phải có người dìu rất khó nhọc, sức khỏe giảm sút, đau đớn, khó chịu vô cùng. Đang đêm đau quá ông phải nhờ người gọi bác sỹ đến tiêm. Tiêm xong 30, 40 phút thì ông đi lại được nhưng ít hôm sau lại đau, ông liền tìm đến các loại thuốc nam với hy vọng sẽ chữa trị được tận gốc căn bệnh của mình.

Nghe ai giới thiệu thuốc gì hay ông cũng tìm mua, cũng có nhiều loại tác dụng tốt nhưng không kéo dài được lâu, chỉ vài tháng không sử dụng là cơn đau lại quay trở lại. Đang từ một con người khỏe mạnh, phong độ, ông trở nên ốm yếu, mệt mỏi, phải kiêng khem rất kỹ vì hễ ăn một tí gì nhiều đạm vào là một lúc sau biết liền. Trước ông là một tay tennis có hạng, từ ngày bị bệnh ông không ra sân với các chiến hữu được nữa mà phải chuyển sang chơi bóng bàn, nhưng rồi có thời gian đau quá, bóng bàn ông cũng phải bỏ.

Tìm được “cứu tinh”

Tháng 5/2011, sau ngày bầu cử Quốc hội, ông đi dự liên hoan với các đồng chí lão thành cách mạng trong huyện về, do ăn nhiều đạm, người lại đang yếu nên ông bị đau tăng, phải quay về Viện 108
điều trị.

Thời gian đó, tình cờ ông đọc được tờ báo có bài viết giới thiệu về Viên gout Tâm Bình do DS Lê Thị Bình cùng với các nhà khoa học đã nghiên cứu và sản xuất với nhiều vị thuốc hay, hữu hiệu với căn bệnh gout. Ông liền nhờ cậu con trai đang làm việc ở Hà Nội ra địa chỉ 22 Ông Ích Khiêm tìm mua. Anh con trai gửi về cho ông 10 hộp. Ông uống thuốc bệnh viện kê kết hợp với sản phẩm của Tâm Bình thì thấy hiệu quả tốt, cơn đau nhanh chóng dập tắt mà không cần dùng đến thuốc giảm đau. Uống được 8 hộp, tức là sau khoảng gần 3 tháng sử dụng, ông thấy các khớp chân của mình không còn sưng đỏ, vận động, đi lại thoải mái như bình thường.

Gần 1 năm nay ông thấy sức khỏe của mình rất ổn định, các khớp không còn bị sưng đau. Tuy nhiên ông vẫn mua một ít Viên Gout Tâm Bình để sẵn ở nhà để dự phòng vì sống ở quê nhiều cỗ bàn, có những ngày 3-4 đám nên không thể kiêng khem được tuyệt đối.

Giờ ông đã tìm lại được phong độ vốn có của mình và chỉ mong mãi giữ được sức khỏe như bây giờ để tận hưởng niềm vui của tuổi già. Đối với những người cũng mắc bệnh gout, ông gửi đến họ lời khuyên thật chân tình: Ngoài uống thuốc, người bệnh còn phải kết hợp chế độ ăn uống luyện tập thể thao phù hợp, chế độ sinh hoạt hợp lý thì bệnh gout không còn là nỗi lo quá lớn.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG