Bệnh đái tháo đường tê bì chân và nguy cơ tàn phế

Bệnh đái tháo đường tê bì chân và nguy cơ tàn phế
TP - Tê bì, cảm giác như kiến bò ở bàn chân, ngón chân, đau nóng rát hai bàn chân là những dấu hiệu sớm của biến chứng thần kinh do đái tháo đường mà đôi khi bệnh nhân chỉ nghĩ rằng bệnh xương khớp đơn thuần.

Dùng đúng thuốc trị bệnh đái tháo đường týp 2

Biến chứng thần kinh do bệnh này hiếm khi gây tử vong nhưng lại là thủ phạm chính gây tàn phế và là nguyên nhân hàng đầu gây cắt cụt chân ở các bệnh nhân đái tháo đường.

Từ những cảnh báo sớm

Cho tới nay, các tổn thương chân ở người đái tháo đường là hậu quả của nhiều nguyên nhân như:

- Tổn thương đa dây thần kinh,

- Bệnh lý mạch máu,

- Chấn thương và nhiễm trùng.

Trong vòng luẩn quẩn bệnh lý bàn chân, 3 dấu hiệu trên có thể diễn ra trong từng thời điểm hoặc đồng thời, nhưng dù là dấu hiệu nào thì nó cũng báo hiệu về nguy cơ biến chứng đã tiến đến các chi.

Biểu hiện và hậu quả

- Tê bì chân và đau:

Bắt đầu nhẹ nhất là sự giảm cảm giác, chủ yếu ở bàn chân, có thể lan lên cẳng chân. Tê bì, cảm giác như kiến bò ở bàn và ngón chân. Đau nóng rát hai bàn chân, nhất là gan bàn chân, đau tăng về đêm khiến bệnh nhân bị mất ngủ. Đau có thể xuất hiện từng đợt hoặc kéo dài, các triệu chứng đau này rất khó điều trị và thường không đáp ứng với các thuốc giảm đau thông thường.

Đau liên quan đến mạch máu xảy ra khi dòng máu không đáp ứng đủ nhu cầu trao đổi chất của cơ bắp khi hoạt động. Biểu hiện là đau cách hồi (đau khi vận động), giảm khi nghỉ ngơi và cơn đau càng rõ rệt khi đi trên địa hình không bằng phẳng như đồi núi…

- Biến đổi ngoài da, lở loét.

Da khô, bong da hoặc nứt nẻ; nguyên nhân là do dây thần kinh điều khiển các hoạt động làm ẩm da đã bị tổn thương.

Chai chân hình thành nhiều và nhanh dưới áp lực ở gan bàn chân, các chai này có điều kiện phát triển nhiều hơn, trở thành nứt, loét và hình thành các ổ nhiễm trùng.

Các vết loét, xước hoặc phồng da ban đầu có thể rất nhỏ và hay xảy ra tại mu bàn chân do cọ xát bởi dày dép chật. Những vết loét do không được điều trị hoặc điều trị không đúng cách nên dễ bị nhiễm trùng, tiếp sau đó nhiễm trùng lan ngày càng rộng ra toàn bộ bàn chân. Đến lúc này thì mọi biện pháp điều trị nội khoa bằng thuốc hoặc cắt lọc đều không hiệu quả.

- Biến dạng bàn chân:

Do biến chứng thần kinh nên bàn chân bị mất cảm giác, khi đứng người bệnh không điều khiển được tư thế nên những vị trí chịu áp lực nhiều sẽ có những biến đổi về cơ, da và kéo theo biến đổi về khớp. Hậu quả là bàn chân bị biến dạng và rất dễ bị loét ở những chỗ phải chịu áp lực cao.

- Cắt cụt chân: Khác với người bình thường, các vết loét ở bệnh nhân đái tháo đường rất khó liền vì ít khi được cung cấp đủ máu, thiếu các chất dinh dưỡng và oxy, đồng thời, đường trong máu cao ức chế hoạt động của bạch cầu, làm giảm hiệu quả của phản ứng chỗ nhiễm khuẩn. Do đó các vết thương rất dễ bị nhiễm trùng lan rộng, đặc biệt là các đoạn động mạch có thể bị tắc hẹp ở cẳng chân hoặc đùi nên một số trường hợp tuy chỉ nhiễm trùng bàn chân nhưng vẫn có thể dẫn đến phải cắt chụt chân.

Phát hiện sớm để điều trị kịp thời, đúng mức

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa.
 

Nhìn nhận từ bức tranh toàn cảnh của biến chứng bàn chân đã nêu trên, bệnh nhân và người thân của họ cần biết về nguy cơ, dự phòng, cách bảo vệ bàn chân như: Rửa chân bằng nước ấm, lau khô chân sau khi rửa, tránh tiếp xúc đột ngột với nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh, biết cách dùng giày dép và tất, tránh tổn thương bàn chân và móng (không cắt móng quá sát, không để móng quặp,…).

Làm theo hướng dẫn :

- Điều trị tổn thương thần kinh bằng thuốc có tác dụng điều trị viêm đau dây thần kinh, các rối loạn chức năng thần kinh, điều trị tê chân tay, và ngăn ngừa biến chứng thần kinh gia tăng. Vindermen chứa Chondroitin hàm lượng cao và các vitamin nhóm B hoạt tính cao là giải pháp tối ưu có tác dụng điều trị nhanh chóng giúp người bệnh hết triệu chứng đau hoặc tê chân tay, ngăn biến chứng nặng thêm và người bệnh nhanh chóng khỏe mạnh, hoạt bát.

- Điều trị tổn thương mạch máu bằng thuốc có tác dụng hoạt huyết như Ginkgo Biloba (Biệt dược: Hatacan, tanakan,…).

Sử dụng hai loại thuốc này đồng thời cho đến khi hết triệu chứng bệnh, sau đó nên duy trì thường xuyên hàng ngày hoặc dùng theo 3 tháng x 2 đợt mỗi năm, để phòng ngừa.

- Đồng thời, theo dõi và kiểm soát đường máu ở giới hạn cho phép qua chế độ ăn uống cân bằng, khoa học và dùng thuốc kiểm soát đường huyết theo chỉ dẫn của thầy thuốc.

Gọi (04) 39 960 886 Hoặc (04)39 959 969 (Giờ hành chính) Để Được Tư Vấn- Giải Đáp Miễn Phí hoặc Truy cập http://vindermen.com

Bệnh đái tháo đường tê bì chân và nguy cơ tàn phế ảnh 2

Phía Bắc: Công ty CPDP Vinh Gia – 116 Trần Bình – Mai Dịch – Cầu Giấy – Hà Nội

Liên hệ: 1800 1538 – Ms Thúy hoặc (04).39.978.898– Bs. Vũ Văn Lực

Phía Nam: Công ty CPDP An Đông - 72 Thống Nhất, Tân Thành, Tân Phú, TPHCM

Liên hệ: (08)3810 5458 – Ms. Thanh Nhờ hoặc 0909.910.866 – Ds. Phạm Dũng

Sản phẩm hiện có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
TPO - Trong ngày trọng đại, Chu Thanh Huyền và Quang Hải được gia đình nhà gái và nhà trai trao tặng nhiều quà cưới. Theo ghi nhận, cặp đôi nhận được những món quà giá trị từ gia đình 2 bên gồm nhiều kiềng vàng và nhẫn.