Nỗi niềm 'khô hạn' ở phái đẹp

Nỗi niềm 'khô hạn' ở phái đẹp
TPO - “Khô hạn” là điều khó nói nhất ở phụ nữ bởi đó là nguyên nhân chính dẫn tới những khó khăn trong chuyện chăn gối ngay cả khi họ vẫn còn “xuân".

> Vì sao 'cực khoái' không đến?

“Nắng lâu” thì “khô hạn”

Từ lúc lớn lên, người con gái được tạo hóa ban tăng cho nhiều tuyến tiết nhờn bôi trơn quanh “vùng kín” để đảm bảo cho cuộc vui được hoàn hảo.

Nỗi niềm 'khô hạn' ở phái đẹp ảnh 1

Những tuyến tiết nhờn ấy hoạt động theo hai cơ chế, từ xa (thị giác, liên tưởng) và kích thích tại chỗ. Công suất sản sinh ra chất bôi trơn ở người phụ nữ phụ thuộc vào cơ địa và cảm xúc của từng người khi được “gần gũi”.

Song một điều dễ hiểu rằng, “nắng lâu thì hạn hán” và việc thiếu hụt chất bôi trơn ở người phụ nữ là điều bình thường. Điểm danh thủ phạm của việc này bao gồm cả tuổi tác, thay đổi nội tiết, stress, bênh phụ khoa, trầm cảm sau khi sinh, tiền mãn kinh…

Những thay đổi về mặt nội tiết dẫn tới tình trạng “khô hạn” ảnh hưởng lớn đến đời sống chăn gối ở phụ nữ vả về thể xác lẫn tâm lý.

Nhiều chị em đã dở khóc dở cười cho biết họ cảm thấy thực sự đau rát ở “chỗ hiểm” mỗi khi gần gũi chồng. Chuyện chăn gối bỗng dưng bị “tụt hẳn” khiến cả hai vợ chồng méo mặt nhìn nhau mà không biết giải quyết như thế nào.

Không những vậy, chuyện chăn gối vào thời điểm “hạn hán” còn khiến “cô bé” chảy máu nhẹ khi “nhập cung”. Nhiều chị em còn có hiện tượng đi tiểu thường xuyên hoặc đi tiểu gấp sau mỗi lần “qua lại” với “cậu nhỏ”. Tình trạng đường tiết niệu kéo dài như trên sẽ dẫn tới những hậu quả khó lường.

Nỗi niềm 'khô hạn' ở phái đẹp ảnh 2

Tuổi nào thì “khô”?

Hầu hết, những đối tượng bị gặp phải khó khăn này là phụ nữ sau khi sinh trên 30 tuổi và trên 50, thời kỳ mãn kinh. Họ có dấu hiệu giảm tiết chất nhờn, khô âm đạo, cảm giác nóng, gây rát khi nhập cuộc cùng bạn tình.

Chứng ‘khô hạn” âm đạo cũng có thể tấn công bất cứ người phụ nào, kể cả ở phụ nữ trẻ tuổi. Với những phụ nữ 30 tuổi, âm đạo khô là do những thay đổi nội tiết sau khi sinh mà nguồn gốc là do tâm lý như mặc cảm về ngoại hình, lười làm “chuyện ấy” do lâu ngày...

Đối với phụ nữ trên 50, đây là thời điểm người phụ nữ gặp nhiều rối loạn sinh lý do những thay đổi khó chịu về việc giảm hormone trong cơ thể.

Các chuyên gia cũng cho biết các yếu tố giảm tiết chất nhờn âm đạo thường gặp nhất ở cơ thể phụ nữ bước sang giai đoạn mãn kinh.

Những thay đổi đó khiến nhiều chị em cảm thấy sợ chuyện “yêu”, có những người lãnh cảm chuyện chăn gối với chồng. Tâm lý sợ chồng không hài lòng buộc nhiều Eva cắn răng làm chuyện đó mà không hề lường được những hậu quá nghiêm trọng nếu bị trầy xước khi quan hệ.

Nỗi niềm 'khô hạn' ở phái đẹp ảnh 3

Một thực tế có thể thấy hiện nay nhiều chị em phụ nữ đã tự tìm đến các giải pháp không có khoa học về việc “làm ướt” môi trường sinh hoạt. Những “hạ sách” ấy không những không đưa lại hiệu quả mà còn làm nghiêm trọng vấn đề hơn bởi chúng có thể gây kích ứng âm đạo.

Mặc dù “hạn hán” ở phụ nữ chưa thể giải quyết ngày một ngày hai song nếu đức lang quân biết cách gần gũi, biết “hâm nóng” chị em thì có thể khơi dậy sức sống cho cả hai người trên “chiến trường’.

“Vòng một” biến dạng

Không cần nói thì cũng có thể hiểu một điều, tất cả những bà mẹ sau khi sinh đều ngay ngáy lo ngại “vòng một” vị xấu đi. Vòng một chịu tác động của nhiều yếu tố trong đó có những thay đổi cơ chế hoạt động bên trong.

Hơn nữa, vào thời điểm nuôi con, ‘gò bông đảo’ của chị em cũng bị “chảy” do cho con bú. Phải nói thẳng một điều, không ai có thể tránh khỏi những thay đổi về hình dáng của núi đôi.

Như vậy, thời điểm sau khi sinh, chuyện “khô hạn” đã đủ khiến phụ nữ đủ mệt, nay lại thêm chuyện “vòng một” bị biến dạng. Chính điều này không ít phụ nữ đã cảm thấy tự tin trước đấng lang quân của mình.

Nguyễn Thủy
Tổng hợp

Theo Tổng hợp
MỚI - NÓNG
Tước hơn 3.400 giấy phép lái xe trong ngày 30/4
Tước hơn 3.400 giấy phép lái xe trong ngày 30/4
TPO - Chiều 30/4, Ủy ban An toàn giao thông (ATGT) Quốc gia cho biết, trong ngày 30/4, toàn quốc xảy ra 61 vụ tai nạn giao thông, làm chết 27 người, bị thương 45 người. Lực lượng chức năng tước hơn 3.400 giấy phép lái xe các loại do vi phạm an toàn giao thông.