Làm gì khi bé bị chân vòng kiềng?

Làm gì khi bé bị chân vòng kiềng?
Con gái tôi được 15 tháng tuổi, bé có chiều cao, cân nặng phát triển bình thường. Nhưng bé lại bị chân vòng kiềng, mặc dù từ nhỏ hàng ngày tôi thường nắn chân cho bé nhưng không hết. Xin hỏi quý báo cho biết tôi phải làm gì, có thể tự khỏi không?

Làm gì khi bé bị chân vòng kiềng?

Con gái tôi được 15 tháng tuổi, bé có chiều cao, cân nặng phát triển bình thường. Nhưng bé lại bị chân vòng kiềng, mặc dù từ nhỏ hàng ngày tôi thường nắn chân cho bé nhưng không hết. Xin hỏi quý báo cho biết tôi phải làm gì, có thể tự khỏi không?

Nguyễn Đình Hải (Hà Tĩnh)

Làm gì khi bé bị chân vòng kiềng? ảnh 1
Ảnh: minh họa - Internet

Chân vòng kiềng hay chân chữ O là tình trạng gối vẹo trong, làm trẻ đi đứng hai gối không sát vào nhau được. Có rất nhiều nguyên nhân như: do tư thế của bào thai, do một số bệnh liên quan như nhuyễn xương do thiếu vitamin D, suy dinh dưỡng, ....

Mọi người thường quan niệm khi nắn chân hàng ngày cho trẻ dưới 12 tháng tuổi có tác dụng tránh chân vòng kiềng, nhưng thực tế tác dụng của việc làm này thường không nhiều. Trong các trường hợp trẻ bị bệnh nhuyễn xương do suy dinh dưỡng, thiếu vitaminD,…thì việc nắn chân không đem lại hiệu quả.

Với các trường hợp trẻ bị vòng kiềng do tư thế của ngôi thai khi trẻ biết đi nghĩa là trẻ đã chạy nhảy được nhiều thì sẽ tự điều chỉnh do xương sẽ tự chỉnh trục sao cho trục cơ học đi từ tâm chỏm xương đùi qua gối đến cổ chân sẽ thẳng một hàng để chịu lực. Còn với trường hợp do bị bệnh nhuyễn xương do suy dinh dưỡng, thiếu vitamin D, … thì trẻ được 3-4 tuổi đi lại nhiều chân vẫn vòng kiềng.

Vì vậy, bé nhà chị mới được 15 tháng tuổi, chị không quá lo lắng mà nên để bé phát triển tự nhiên. Cho bé ăn uống đủ chất như: rau, quả, sữa, thịt, cá, tôm… hàng ngày vào buổi sáng cho bé tiếp xúc với ánh nắng để hấp thụ vitamin D tránh bị còi xương. Để yên tâm, chị có thể đưa con đến chuyên khoa nhi để được tư vấn.

Theo Bác sĩ Vũ Thị Thu
Sức khỏe & Đời sống

Theo Tổng hợp
MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.