ở Việt Nam, ai cũng biết làm bóng đá?

ở Việt Nam, ai cũng biết làm bóng đá?
Đến giờ, khi bóng đá Việt Nam đối mặt với nguy cơ đổ vỡ, sự thận trọng và rụt rè với bóng đá, V-League mới được đề cao. Còn lúc cao trào, có thể ví bóng đá Việt Nam như tình cảnh ví von của đội bóng xứ Samba Brazil mỗi khi chinh chiến tại World Cup: Bất cứ ai ở Brazil cũng có thể làm HLV trưởng đội tuyển quốc gia. Đơn giản ở Việt Nam, có lúc mang cảm giác, bất cứ ai cũng biết và có thể làm bóng đá…

Đến giờ, khi bóng đá Việt Nam đối mặt với nguy cơ đổ vỡ, sự thận trọng và rụt rè với bóng đá, V-League mới được đề cao. Còn lúc cao trào, có thể ví bóng đá Việt Nam như tình cảnh ví von của đội bóng xứ Samba Brazil mỗi khi chinh chiến tại World Cup: Bất cứ ai ở Brazil cũng có thể làm HLV trưởng đội tuyển quốc gia. Đơn giản ở Việt Nam, có lúc mang cảm giác, bất cứ ai cũng biết và có thể làm bóng đá…

Không phải ai cũng có tâm huyết và mạo hiểm làm bóng đá như bầu Đức
Không phải ai cũng có tâm huyết và mạo hiểm làm bóng đá như bầu Đức. Ảnh: Q.M
 

HFF phủ màu showbiz

Thông tin rất nóng hổi từ bộ máy mới của LĐBĐ TPHCM (HFF): trong 11 ủy viên Ban chấp hành (BCH) mới của HFF, ngoài tân Chủ tịch Trần Anh Tú, cái tên gây hot không kém là ủy viên Ông Cao Thắng - tức ca sĩ Ông Cao Thắng. Khỏi phải nói, việc HFF “nghệ sĩ hóa” bộ máy tạo tiếng vang đến độ nào. Có trang tin điện tử, thực hiện bài phỏng vấn tâm huyết với tân Chủ tịch HFF Trần Anh Tú, nhưng lại giật cái tít rất câu khách, với cái tên Ông Cao Thắng có tên trong Ban chấp hành HFF khóa mới…

Việc HFF phủ màu showbiz Việt được tân Chủ tịch Trần Anh Tú giải thích rằng, lựa chọn ca sĩ Ông Cao Thắng vào Ban chấp hành HFF hoàn toàn vì lý do bóng đá. Bởi lẽ, ca sĩ thu hút nhiều CĐV tuổi teen cũng đang là ông bầu đội futsal Tân Hiệp Hưng. Ông Tú đánh giá Ông Cao Thắng làm bầu futsal rất căn cơ, vững chắc và sự xuất hiện của ca sĩ được nhiều CĐV tuổi teen hâm mộ chính là để HFF phát triển tốt mảng bóng đá phong trào.

Dù sao thì việc ca sĩ Ông Cao Thắng đóng góp được cho HFF đến cỡ nào thì còn phải chờ thực tế trả lời. Nhưng rõ ràng, một Liên đoàn bóng đá địa phương mà quá khứ có tầm vóc, tầm ảnh hưởng chỉ thua mỗi VFF thì sự xuất hiện của ca sĩ trong BCH cũng cho thấy tính “xã hội hóa” cao đến cỡ nào. Mà ngay cả tân Chủ tịch HFF Trần Anh Tú, ông bầu futsal này len lỏi từ phong trào xã hội hóa bóng đá, nhích dần lên từng bước và bây giờ, có chỗ đứng khá hoành tráng trong bóng đá Việt Nam.

Mới thấy khâm phục tài năng của người Việt đối với bóng đá đến cỡ nào. Có cảm giác bất cứ người Việt nào cũng biết và có thể làm bóng đá một cách hoành tráng, sau đó vươn lên đến đỉnh cao mới. Nó cũng giống như giới mộ điệu hay ví von, đội bóng xứ Samba Brazil mỗi khi đá World Cup luôn chịu cảnh có cả… triệu HLV trưởng, đứng phía sau chỉ đạo.

Bấp bênh vì... giỏi

Người Việt máu và giỏi làm bóng đá. Có thời điểm, V-League như bức tranh mà nhìn vào đó, có thể thấy sự đa dạng, đa màu sắc của các ông chủ làm bóng đá. Dân kinh doanh là đương nhiên, vì tính cạnh tranh và nguồn tiền phải đổ vào V-League lớn đến cỡ nào. Tất nhiên, chẳng khó mà phát hiện đâu là thứ hàng hot, đâu là ngành nghề đang giảm sự màu mỡ trong kinh doanh, bởi nó thể hiện ngay trong sự lên xuống, thăng trầm tại V-League.

Thế nhưng, việc tập hợp quá nhiều những người giỏi giang, xoay xở lanh lẹ vào bóng đá Việt vẫn chẳng giúp cho V-League yên ổn. Thậm chí bây giờ, nguy cơ đổ vỡ là vấn đề đang phải đối mặt như một hiệu ứng domino. Nghịch lý ở chỗ, toàn người tài giỏi làm bóng đá, tại sao nền bóng đá không được thụ hưởng sự ổn định, làm bệ phóng phát triển?

Có xã hội hóa, bóng đá Việt Nam lên hương, với sự “cực thịnh” của V-League hay giá trị chuyển nhượng cầu thủ. Nhưng rồi cái mặt trái của xã hội hóa cũng lộ ra, khi những người giỏi bắt đầu “rút ổng thở”, bởi hình ảnh hào nhoáng của bóng đá Việt Nam có nóc mà không có nền. Những phết, phẩy đằng sau những cú thâu tóm, ôm đội bóng dần lý giải sở thích làm bóng đá của người Việt.

Bấp bênh cũng vì… giỏi tính toán khi làm bóng đá!

Theo Ngọc Linh
Sài Gòn Giải Phóng

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Tước hơn 3.400 giấy phép lái xe trong ngày 30/4
Tước hơn 3.400 giấy phép lái xe trong ngày 30/4
TPO - Chiều 30/4, Ủy ban An toàn giao thông (ATGT) Quốc gia cho biết, trong ngày 30/4, toàn quốc xảy ra 61 vụ tai nạn giao thông, làm chết 27 người, bị thương 45 người. Lực lượng chức năng tước hơn 3.400 giấy phép lái xe các loại do vi phạm an toàn giao thông.