Đội bóng 'hai tên'

Đội bóng 'hai tên'
Câu chuyện có thể dùng cùng lúc 2 tên khác nhau cho mùa bóng 2013 của Sài Gòn Xuân Thành (hoặc Xi măng Xuân Thành Sài Gòn) chưa có hồi kết. Tuy nhiên, dù như thế nào đi nữa, không khó để nhận thấy một sự thật: Người ta vẫn nhìn bóng đá chuyên nghiệp dưới con mắt rất… vô tư.

> Quốc Vượng 'chơi bài ngửa' với bầu Đệ

> Văn Quyến, Công Vinh ‘đắt show’ quảng cáo xi măng

Câu chuyện có thể dùng cùng lúc 2 tên khác nhau cho mùa bóng 2013 của Sài Gòn Xuân Thành (hoặc Xi măng Xuân Thành Sài Gòn) chưa có hồi kết. Tuy nhiên, dù như thế nào đi nữa, không khó để nhận thấy một sự thật: Người ta vẫn nhìn bóng đá chuyên nghiệp dưới con mắt rất… vô tư.

Rốt cuộc, SG.XT hay XMXT.SG (giữa) mới là “tên thật” của đội bóng nhà bầu Thủy? Hoàng Hùng
Rốt cuộc, SG.XT hay XMXT.SG (giữa) mới là “tên thật” của đội bóng nhà bầu Thủy? Hoàng Hùng.
 

Khi cái tên XMXT.SG được công bố, bầu Thụy có giải thích đại loại như phải gắn thương hiệu lên thì Tập đoàn Xuân Thành mới rót tiền. Hiểu nôm na, đây là tiền được chi cho tiếp thị thương hiệu, một chi phí hợp lý trong hoạt động kinh doanh của một công ty cổ phần.

Nhưng như thế thì phải hỏi: Đội bóng ấy thực sự là của ai? Tất nhiên là nó không phải của Tập đoàn Xuân Thành bởi đơn giản, nếu là “con” thì “mẹ” phải có trách nhiệm đầu tư vốn để hoạt động. Phải chăng, bỏ chữ “Xi măng Xuân Thành” đi thì đội bóng này sẽ không có tiền? Vậy thì phải chăng, CLB này không hề có vốn kinh doanh theo cơ cấu của một công ty? VFF hay VPF có thể kiểm tra được việc này không?

Đây là một vấn đề đã từng đề cập khá nhiều nhưng cho đến bây giờ, chưa có tổ chức nào từ VFF đến VPF tiến hành kiểm tra nguồn tiền mà các CLB hoạt động đến từ đâu. Ngày trước, các đội bóng trực thuộc Sở TDTT (cũ) và tiền hoạt động trích từ ngân sách thể thao, cầu thủ thì được hưởng lương biên chế. Nay, các CLB là một phần của công ty thể thao quản lý. Mà đã là công ty, phải có vốn mới hoạt động. Vốn đó ở đâu ra? Có hay không?

Thật ra, hỏi như vậy cũng bằng thừa bởi đa số các CLB phải có tài trợ, gắn tên mới có tiền hoạt động. Nói cách khác, vốn là con số 0, đá được hay không, đều chờ tiền tài trợ, quảng cáo. Thế nên mới có chuyện các đội bóng tại Việt Nam chẳng bao giờ được “chính danh” cả, ngoại trừ một số đội bóng trực thuộc các tập đoàn như Bình Dương, Hoàng Anh Gia Lai, Đồng Tâm Long An... mà ở đó, vốn đến từ công ty mẹ, phần tài trợ - quảng cáo là ngân sách bổ sung cho các hoạt động khác.

Vậy nên câu chuyện “dùng 2 tên” của Sài Gòn Xuân Thành một lần nữa đặt ra vấn đề: Một đội bóng mà không biết mình tồn tại để làm gì thì làm sao có thể thuyết phục người hâm mộ bóng đá TPHCM xem đấy là đội bóng của mình được. Chỉ riêng cái tên, các ông chủ của SG.XT còn phải vất vả để giữ thì làm sao tin, họ sẽ quyết tâm theo đuổi bóng đá đến cùng và “cư ngụ” tại TPHCM một cách lâu dài. Chỉ vì lệ thuộc vào nguồn tiền từ thương hiệu mà SG.XT phải “cực chẳng đã” phải sử dụng 2 cái tên cùng lúc, điều đó cho thấy, họ vẫn chưa giải được bài toán kinh phí.

Nói gì thì nói, bóng đá chuyên nghiệp phải bắt đầu từ những chuyện nhỏ nhất, ví dụ như cái tên. Để làm việc này, VFF phải là đơn vị chủ trò về mặt quản lý. Các CLB có khá nhiều lý do để xin đổi tên, đa phần đều hợp lý bởi liên quan đến chuyện kinh phí hoạt động. Tuy nhiên, cho phép hay không thì lại thuộc thẩm quyền của VFF và vì thế, việc SG.XT đang đứng trước ngã ba đường hiện nay, có không ít trách nhiệm của tổ chức quản lý này.

Đành rằng, nếu “siết” quá chặt, nhiều nhà đầu tư sẽ bỏ bóng đá. Nhưng cái gì cũng có giá của nó: Chỉ cần chặt chẽ trong qui định về tên của CLB cũng cho thấy những doanh nghiệp đứng đằng sau có thật sự làm bóng đá hay không.

Theo Hồ Việt
Sài Gòn Giải Phóng

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG