Giải thể thao lâu đời nhất nước

Giải thể thao lâu đời nhất nước
TP - Việt dã toàn quốc giải báo Tiền Phong, giải đấu thể thao vừa đỉnh cao vừa mang tính phong trào có tuổi đời lâu nhất trong làng thể thao Việt Nam (lần đầu năm 1958) đã đi qua hơn nửa thế kỷ phát triển và trưởng thành, với nhiều nỗ lực cải tiến không ngừng trong công tác tổ chức nhằm hoàn thiện giải đấu theo kịp sự phát triển của điền kinh Việt Nam.

> Báo Tiền Phong đã có nhiều thành tích đáng tự hào (*)
> Việt dã báo Tiền Phong lần thứ 54

Đây là một giải đấu quan trọng, đã được đưa vào hệ thống thi đấu chính thức của điền kinh Việt Nam trong suốt nửa thế kỷ qua, được tổ chức trong tháng 3 hằng năm nhân dịp Kỷ niệm thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3), Ngày Thể thao Việt Nam (27/3).

Việt dã toàn quốc giải báo Tiền Phong có lịch sử hơn 50 năm. Ảnh: Hồng Vĩnh
Việt dã toàn quốc giải báo Tiền Phong có lịch sử hơn 50 năm. Ảnh: Hồng Vĩnh.

Ra đời vào năm 1958, với đường chạy trong công viên Bách Thảo, Việt dã giải báo Tiền Phong lần đầu tiên được tổ chức ngày 25/12/1958 với 72 VĐV tham dự, trong đó có cả “anh hùng Thế vận” nổi tiếng ngày đó là VĐV Emil Zatopek người Tiệp Khắc (nay là CH Czech) với 5 năm liên tục lập kỷ lục marathon thế giới từ 1948 tới 1953, trở thành VĐV nước ngoài đầu tiên dự giải.

Việt dã giải báo Tiền Phong được tổ chức với mục đích khơi dậy phong trào rèn luyện sức khoẻ trong thanh niên cũng như các tầng lớp nhân dân, phục vụ nhiệm vụ lao động sản xuất và chiến đấu. Ra đời trong hoàn cảnh đất nước bị chia cắt và chiến tranh ác liệt, giải đấu đã góp phần không nhỏ trong phong trào “vai trăm cân, chân ngàn dặm” của nhân dân miền Bắc. Không chỉ vậy, nhiều VĐV thi đấu tại giải cũng lên đường nhập ngũ tham gia chiến đấu trên chiến trường. Giải tổ chức ngay cả trong những năm chiến tranh phá hoại ác liệt nhất. Cho đến nay, giải mới gián đoạn đôi ba lần.

Sau khi đất nước thống nhất, để phục vụ mục tiêu phát hiện, bồi dưỡng và đào tạo VĐV tài năng cho thể thao nước nhà, từ một giải đấu mang tính phong trào, Việt dã giải báo Tiền Phong đã từng bước đổi mới theo hướng chuyên nghiệp hơn. Năm 2009, nhân kỷ niệm giải chạy lần thứ 50, nội dung bán marathon đã được đưa vào chương trình thi đấu bên cạnh những nội dung truyền thống và theo kế hoạch, giải đấu lần thứ 55 năm 2014 tổ chức đường chạy marathon 42km195.

Qua 54 lần tổ chức, đã có nhiều VĐV trưởng thành từ giải đấu, tiến ra đấu trường khu vực, châu lục và mang vinh quang về cho Tổ quốc như các VĐV Hoàng Minh Phước, Bùi Lương, Nguyễn Văn Thuyết, Lưu Văn Hùng trước đây hay Phạm Đình Khánh Đoan, Đoàn Nữ Trúc Vân, Trương Thanh Hằng, Nguyễn Chí Đông... trong khoảng 10 năm trở lại đây.

Như vậy sau 54 lần tổ chức, Giải chạy Việt dã báo Tiền Phong đã thu hút hàng vạn vận động viên tham gia từ cấp huyện, tỉnh đến cấp quốc gia. Riêng trận thi đấu đỉnh cao cấp quốc gia trung bình mỗi năm có tới 300 vận động viên tham gia. Điều đáng chú ý, đây là giải thi đấu thể thao cấp quốc gia nhưng do báo Tiền Phong đứng ra lo và vận động doanh nghiệp tài trợ toàn bộ, không sử dụng ngân sách nhà nước. Nhiều năm cuối đây, báo giao trách nhiệm khâu thực hiện giải Việt dã cho Công ty Cổ phần Tiền Phong.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
TPO - Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên, đã tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV.