Ám ảnh ở các trận đấu với Malaysia: Gác đền và đốt đền

Thủ môn Hoài Anh.
Thủ môn Hoài Anh.
Có một sự trùng hợp không thể lý giải là mỗi lần bóng đá Việt Nam và Malaysia chạm trán, kiểu gì các thủ môn cũng để lại “dấu ấn” bằng những sai lầm ngớ ngẩn…

Tại Tiger Cup 2000, trận tranh huy HCĐ với Malaysia, sai sót vô duyên của Võ Văn Hạnh khi để bóng vuột qua là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến thất bại đau đớn của ĐTVN (0-3). Thế nhưng sai sót của Văn Hạnh không “mắc cười” bằng tình huống của “đàn em” Nguyễn Thế Anh tại bán kết SEA Games 22, với bàn thua để bóng qua đầu từ tình huống thủ môn U.23 Malaysia phát bóng.

Sai lầm của Thế Anh được sửa bằng bàn thắng quyết định của Thanh Bình và nó không tệ hại bằng tình huống của đồng nghiệp Elias bên phía Malaysia ở vòng bảng AFF Cup 2008. ĐTVN 99% bị loại nhưng từ pha phá bóng của Vũ Phong, bóng lại đập đất qua đầu thủ thành Malaysia giúp ĐTVN thắng 3-2, vào bán kết qua khe cửa hẹp.

Trận chung kết SEA Games 2009 trên đất Lào, vì thiếu quyết đoán nên HLV Calisto đã không dám thay Tấn Trường, khi đó gần như đang bị liệt hết một cánh tay sau tình huống chấn thương. Hậu quả là từ pha tạt bóng không mấy nguy hiểm của đối thủ, trung vệ Mai Xuân Hợp lóng ngóng phá hụt, bóng đi ngay vào hướng cánh tay đang không thể hoạt động của Tấn Trường, khiến thủ thành này không thể cản phá dẫn đến việc U.23 VN bị vuột mất chiếc HCV.

Sự tệ hại chưa dừng lại ở đó với thủ thành người Đồng Tháp, khi 1 năm sau đó anh tiếp tục buộc người ta phải nhắc đến mình. Trong trận bán kết lượt đi AFF Cup 2010 trên sân Bukit Jalil, do lỗi kỹ thuật hoặc có thể vì đèn laser của các CĐV chủ nhà chiếu vào mắt như Tấn Trường đã “tố cáo”, thủ thành này bắt không dính bóng, “biếu không” đối phương bàn thắng mở tỷ số, trong thất bại 0-2 mà cả bàn thua thứ 2 cũng có lỗi của anh.

Nguyên Mạnh chơi tốt ở vòng bảng, trận bán kết lượt đi AFF Cup 2014 cũng thể hiện sự an toàn trong chiến thắng 2-1 trước Malaysia. Thế nhưng lượt về, hàng loạt sai lầm của hàng thủ xuất hiện, trong đó có sai sót hiếm khi thấy với thủ thành này. Và mới đây nhất là trường hợp của thủ môn Hoài Anh tại VL U.23 châu Á, trong trận đấu quyết định tới tấm vé nhì bảng có khả năng giành vé tham dự VCK và U.23 VN thắng 2-1 trước chủ nhà U.23 Malaysia, khi cú sút phạt ở cự ly hơn 35m của Hashim dội xà ngang vào lưới, dù ngay vị trí và tầm tay của thủ môn này.

Một sự trùng lặp không thể lý giải, khiến cho nỗi ám ảnh về vị trí của người “gác đền” trở thành cơn ác mộng mỗi khi đối đầu với người Mã. Và cơn ác mộng đó liệu có xuất hiện, khi cả 2 thủ môn được đăng ký danh sách thi đấu của U.23 VN đều là nỗi lo, do chưa tạo dựng được sự tin tưởng.

Tính từ lúc bóng đá nam ở sân chơi SEA Games dành cho lứa tuổi U.23, Việt Nam đã 7 gặp U.23 Malaysia, với kết quả thắng 4 thua 3:

SEA Games 21 – 2001: Việt Nam – Malaysia 0-2 (vòng bảng)

SEA Games 22 – 2003: Việt Nam – Malaysia 4-3 (bán kết)

SEA Games 23 – 2005: Việt Nam – Malaysia 2-1 (bán kết)

SEA Games 24 – 2007: Việt Nam – Malaysia 3-1 (vòng bảng)

SEA Games 25 – 2009: Việt Nam – Malaysia 3-1 (vòng bảng) và 0-1 (trận chung kết)

SEA Games 27 – 2013: Việt Nam – Malaysia 1-2 (vòng bảng)

Theo Theo Thể thao 24h
MỚI - NÓNG
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
TPO - Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên, đã tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV.