Báo tin sóng thần bằng... fax

Hình ảnh kinh hoàng tại Indonesia khi sóng thần ập đến ngày 24-12-2004
Hình ảnh kinh hoàng tại Indonesia khi sóng thần ập đến ngày 24-12-2004
TP - Theo các nhà khoa học, nguy cơ xảy ra sóng thần với Việt Nam là có thật, trong khi cách phòng chống của chúng ta còn lúng túng.

>> Động đất chỉ gây dư chấn nhẹ, không có sóng thần
>>Động đất 7,2 độ ríchte rung chuyển Nam Thái Bình Dương

Hình ảnh kinh hoàng tại Indonesia khi sóng thần ập đến ngày 24-12-2004
Hình ảnh kinh hoàng tại Indonesia khi sóng thần ập đến ngày 24-12-2004.

Tại hội nghị trực tuyến về thực hiện các quy chế phòng, chống động đất, sóng thần do Bộ NN&PTNT hôm qua, Viện Vật lý Địa cầu Việt Nam cho biết, đã xác định được vùng có nguy cơ cao xảy ra động đất là Tây Bắc, thung lũng sông Lam ở Nghệ An và vùng biển ngoài khơi Nam Trung Bộ. Động đất tính bằng giây, chỉ vài giây là cả một thành phố có thể sụp đổ hoàn toàn.

Đến nay, vẫn chưa dự báo chính xác thời điểm và địa điểm động đất sẽ xảy ra. Từ năm 114 đến 2003, Việt Nam ghi nhận 1.645 trận động đất từ 3 độ richter trở lên. Một số trận động đất mạnh xảy ra ở Điện Biên (năm 1935) 6,8 độ richter; vùng Tuần Giáo (Lai Châu) 6,7 độ richter…

Hiện, Việt Nam có 24 trạm địa chấn đang hoạt động, quan trắc động đất, trong đó có 9 trạm địa chấn đo xa và 15 trạm đo độc lập. Với hệ thống trạm này, có khả năng ghi đầy đủ động đất có độ lớn trên 3 độ richter ở miền Bắc và trên 4 độ richter trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Riêng vùng Tây Bắc, do có mật độ trạm dày hơn, nên có thể ghi nhận được động đất hơn 1 độ richter.

Chưa xác định vùng sóng thần

Ở Việt Nam, hiện vùng sóng thần vẫn chưa được chỉ rõ chi tiết, nên cách phòng chống còn rất lúng túng. Từ trước tới nay, chưa có hệ thống quan trắc sóng thần nên chưa ghi nhận được thông tin nào về sóng thần. Các kết quả điều tra sóng thần ở địa phương chủ yếu dựa vào ghi chép trong tài liệu lịch sử và trí nhớ dân đi biển.

Mới đây, Việt Nam đã xây dựng được 25 kịch bản về sóng thần có khả năng xảy ra ở Việt Nam, được Thủ tướng đồng ý đưa vào ứng dụng tại các tỉnh ven biển. Khi có thông tin động đất xảy ra có thể gây sóng thần trên Biển Đông và vùng biển Việt Nam, các thông số như độ lớn, độ sâu chấn tiêu, tọa độ chấn tâm.. sẽ được nhập vào hệ thống. Từ đó, các thiết bị sẽ tự động lựa chọn kịch bản động đất gây sóng thần gần nhất với trận động đất thực, đưa ra bản đồ cảnh báo nguy cơ sóng thần và các khu vực có khả năng chịu thiệt hại nặng.

Theo các nhà nghiên cứu, sóng thần chỉ mất khoảng 2 giờ để từ Philippines ập tới Việt Nam với tốc độ có thể lên tới 800 km/giờ. Ông Lê Huy Minh, GĐ Trung tâm báo tin động đất và dự báo sóng thần, cho biết, nếu động đất gây sóng thần xuất hiện ở tây Biển Đông, rất khó cảnh báo được vì nó quá gần vùng biển nước ta, thời gian lan truyền vào bờ rất nhanh. Vùng bắc biển Đông là đới hút chìm, đặc biệt vùng tiếp giáp giữa Philippines và Đài Loan ảnh hưởng của đới hút chìm Thái Bình Dương nên nhiều khả năng gây sóng thần.

Trong số 25 kịch bản về sóng thần, theo ông Minh, kịch bản tồi tệ nhất là động đất vùng Manila đến 9 độ richter sẽ gây sóng thần ở nước ta 5 - 7 m. Sóng tác động đến hàng trăm kilômet bờ biển. Từ xa, sóng chỉ cao khoảng nửa mét, sau đó giảm dần, nhưng đến vùng miền Trung, mức sóng càng cao do địa hình đáy biển ở đây sâu hơn. Tác động vào bờ tùy vào chiều cao của đất liền. Hiện chưa tiến hành đo được điều này trên phạm vi cả nước.

Theo Bộ trưởng NN&PTNT Cao Đức Phát, động đất và sóng thần xảy ra ít nhưng có thể gây thiệt hại to lớn về sinh mạng, tài sản. Phần gốc là phải từ công tác chuẩn bị phòng chống. Các địa phương cần thấy rà soát lại phương án đến từng xã, thôn. Đối chiếu với các kịch bản có thể xảy ra, trên cơ sở đó xác định các biện pháp cần phải thực hiện, kể cả dài hạn như quy hoạch, tiêu chuẩn xây dựng nhà cửa, đê điều, trồng rừng phòng hộ ven biển, xác định các kênh thông tin để khi có sự việc xảy ra chuyển tải nhanh nhất thông tin đến nhân dân và cách ứng phó.

Hiện, Viện Vật lý Địa cầu là cơ quan duy nhất có thẩm quyền phát tin cảnh báo động đất, sóng thần trên lãnh thổ Việt Nam. Việc báo tin mới được thực hiện bằng fax và điện thoại, chưa có hệ thống tự động báo động. Trong khi việc phát tin phải thông báo tới hàng chục cơ quan, mất nhiều thời gian trong khi sóng thần chỉ chưa đầy 2 giờ sau khi động đất là đến nước ta. Bộ trưởng chỉ đạo, Viện Vật lý Địa cầu gấp rút xây dựng năng lực để làm tốt hơn công tác dự báo.

MỚI - NÓNG
Trung ương Đoàn trao tặng công trình số hoá khu di tích lịch sử tại Điện Biên
Trung ương Đoàn trao tặng công trình số hoá khu di tích lịch sử tại Điện Biên
TPO - Trung ương Đoàn thực hiện 3 công trình số hóa các di tích lịch sử, địa chỉ đỏ cho tỉnh Điện Biên nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, gồm: Điểm Di tích Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ ở Mường Phăng, Điểm Di tích Đồi A1 và Điểm Di tích Trung tâm đề kháng Him Lam (Đồi Him Lam), với tổng trị giá 300 triệu đồng.