Gian truân sĩ tử nghèo từ quê lên phố

Sinh viên tình nguyện giúp đỡ vợ chồng chị Hoa (Nam Định) đưa con lên Hà Nội thi. Ảnh: Hồng Vĩnh
Sinh viên tình nguyện giúp đỡ vợ chồng chị Hoa (Nam Định) đưa con lên Hà Nội thi. Ảnh: Hồng Vĩnh
TP - Cùng người thân đi bộ cả gần chục cây số tìm nhà trọ và địa điểm thi trong cái nắng gắt vì có quá ít tiền; mang theo cả lồng gà, tải gạo để cải thiện bữa ăn cho những ngày thi tới. Đó là cảnh dễ dàng bắt gặp ở Hà Nội hay TPHCM vào thời điểm cận ngày thi này.

>> Khi sĩ tử giàu đi thi

NguyễnVăn Hạnh ở Trực Ninh- Nam Định đi 200km ra Hà Nội cùng bố để thi vào Viện Đại học Mỏ- Địa chất. Bố và anh trai làm thợ xây ở thành phố, mẹ làm ruộng nên trước khi lên Hà Nội, bố mẹ Hạnh phải bán thóc. Chưa thuê được nhà trọ, chỉ tiền xe, tiền ăn, trong túi bố con chỉ còn lại hơn 300.000 đồng.

Hai bố con bác Tiến tại Hà Nội ngày 1/7/2010. Ảnh : Đỗ Hợp
Hai bố con bác Tiến tại Hà Nội ngày 1/7/2010. Ảnh : Đỗ Hợp.

Bác Nguyễn Văn Tiến, bố của Hạnh dáng vẻ mệt nhọc khi hỏi đường từ Văn Miếu về trường THCS Chu Văn An (Thụy Khuê) mà con mình sẽ thi. “6h sáng đi từ quê lên đến bến xe Mỹ Đình đã 12h, vào chỗ tôi đang ở trọ làm xây dựng ăn vội bát cơm rồi bắt xe buýt cùng con đi tìm địa điểm thi và đi tìm nhà. Mang hơn 500.000 đồng đi mà giờ đã mất đứt phân nửa, tiêu ở Hà Nội thấy cứ như bị ăn cắp mất tiền ấy”- bác Tiến nói mà mặt cứ buồn rười rượi.

Trịnh Thị Liễu vừa xuống bến xe. Ảnh: Đỗ Hợp
Trịnh Thị Liễu vừa xuống bến xe. Ảnh: Đỗ Hợp.

Để tiết kiệm tiền, bố con bác Tiến đi bộ từ khu Xa La ra bến xe Mỹ Đình, bắt xe buýt lên Văn Miếu rồi đi bộ từ đó sang Thụy Khuê. “Tiếc tiền nên bố con tôi đi bộ từ trưa đến giờ tìm đường Thụy Khuê. Phải tìm được địa điểm thi đã rồi bố con tôi mới đi tìm nhà trọ. Nếu thiếu tiền thì đành vào nhà người quen xoay tiền, sau về quê sẽ lấy tiền trả sau.”- bác Tiến bộc bạch - “Thuê trọ ở xa thì giá mới rẻ. Nhưng chẳng lẽ cho con đi bộ đi thi mà thuê xe ôm thì tôi không đủ tiền”.

Trịnh Thị Liễu quê Nghĩa Hưng- Nam Định cùng mẹ lên Hà Nội ứng thí. Liễu lo gặt xong và đợi mẹ kịp bán vài tạ thóc, hai mẹ con mới đi Hà Nội. Liễu thi vào trường ĐH Thủy lợi, địa điểm thi ở Từ Liêm. Bác Bùi Thị Thơm, mẹ Liễu cho biết, nhà làm hơn một mẫu ruộng nhưng cũng chỉ đủ ăn.

“Nói chả ai tin, đưa cháu đi thi nhưng chỉ mong nó trượt. Chỉ hy vọng nó đỗ trường Sư phạm Nam Định, không mất tiền học phí, cả nhà sẽ đỡ lo”. Hành trang đi thi của mẹ con Liễu là một ba lô, một con gà và một tải gạo 30kg.

Đưa con đi thi. Ảnh: Hồng Vĩnh
Đưa con đi thi. Ảnh: Hồng Vĩnh.


Tan giấc mơ

Nên thi ĐH theo cách nào ?
  •   Thi chung với kỳ thi tốt nghiệp THPT
  •   Xét kết quả học tập bậc phổ thông
  •   Giữ nguyên như hiện nay
  •   Ý kiến khác
    

Sáng 1-7, sau khi vượt chặng dài hai trăm cây số đến Hà Nội, Nguyễn Văn Quý (Hoằng Hóa - Thanh Hóa) té ngửa khi biết mình không đủ điều kiện dự thi. Quý đăng ký vào trường Đại học Nông - Lâm Thái Nguyên nhưng chờ mãi không có giấy báo thi gửi về.

“Em và một bạn cùng đăng ký vào trường này, mã ngành và mã trường đều ghi đúng là của trường Nông - Lâm Thái Nguyên nhưng ngoài bìa địa chỉ lại ghi của trường Đại học Lâm nghiệp Hà Nội nên chắc giờ nó nằm ở trường Lâm nghiệp Hà Nội. Em ghi sai mã ngành, mã trường nên không được dự thi rồi”- Quý buồn bã cho biết.

Kỳ thi năm nay, Quý chỉ đăng ký 1 nguyện vọng duy nhất vào trường này. Nếu muốn thi một trường khác, em phải đợi đến năm sau: “Nếu được biết những sai sót này sớm hơn thì em đã chọn ngay thêm một trường khác rồi. Trường Nông- Lâm là một trường em yêu thích. Em đã làm cật lực và cố gắng học để hy vọng đỗ trong kỳ thi này”- Quý tiếc nuối.

Từ một tháng nay, Quý tranh thủ đi làm thuê lấy tiền lên Hà Nội thực hiện giấc mơ vào đại học. “Em tự kiếm được mấy trăm nghìn từ việc cày bừa thuê, mỗi ngày kiếm được 50.000-70.000 đồng. Nhưng ước mơ vào đại học của em đóng sập lại rồi”. Sáng nay, Quý vác ba lô quay về quê.

Khi sĩ tử nhà giàu đi thi

Chiếc Acura được gia đình giao cho Đ.V.N lên Hà Nội thi đại học . Ảnh: Minh Đức.
Chiếc Acura được gia đình giao cho Đ.V.N lên Hà Nội thi đại học . Ảnh: Minh Đức. .

Bố là chủ doanh nghiệp cỡ lớn ở đất Ninh Bình, V.T.M. dường như không phải lo lắng bất cứ điều gì liên quan đến thi cử. Trước khi đi ôn thi, bố M. còn dặn: “Nếu trượt đại học đợt này, bố sẽ cho con sang Anh du học”. Tâm lý thoải mái, tiền bạc rủng rỉnh, được gia đình chiều chuộng, một tuần nay, cậu ấm tha hồ ăn chơi trên đất Hà thành mà không cần biết đến việc ôn thi.

Gia đình giao cho cậu ấm chiếc BMW-X6 và thuê một tài xế với giá 3 triệu đồng/ngày để đưa M. đi thi. Có phương tiện, có tài xế riêng, M. tha hồ ngao du khắp các phố phường của Hà Nội. Anh Tuấn, lái xe của M. kể, với số tiền thuê rất cao, ngoài việc lái xe đưa đón, anh Tuấn còn phải kiêm luôn vệ sỹ cho M.

Mấy ngày nay đưa cậu quý tử đi chơi, anh Tuấn lo sốt vó bởi M. đi chơi khắp nơi, không biết giờ giấc, ngủ nghỉ là gì. Hôm mới lên Hà Nội, anh phải chở M. cả ngày đi khắp Hà Nội để tìm khách sạn. Phải đến 4, 5 khách sạn hạng sang, đến khách sạn Sheraton 5 sao ở khu vực hồ Tây, M. mới ưng ý gật đầu.

Mặc dù đã cận kề ngày thi, M. không hề tỏ ra mảy may lo lắng, chỉ băn khoăn phải xa bạn bè nếu trượt đại học. “Nếu trượt đại học, em sẽ phải xa cách bạn bè, người thân vì phải sang học ở một đất nước với những điều hoàn toàn mới lạ và khác biệt với cuộc sống hiện tại. Em còn đang phân vân chưa biết nên đi hay ở lại Việt Nam”. M. cho hay.

Đ.V.N, cũng ở thành phố Ninh Bình, lên Hà Nội thi cùng với chiếc xe hơi ACURA ZDX bóng láng thuê và một tài xế với giá 1,2 triệu đồng/ngày, phòng trọ 500.000 đồng/ngày, người nấu cơm 200.000/ngày. Chỉ tính những khoản cứng, mỗi ngày thí sinh đặc biệt này đã tiêu tốn của gia đình gần 2 triệu đồng, chưa kể các khoản tự mua sắm tiêu pha mỗi ngày.

MỚI - NÓNG