Tái cơ cấu Vinashin có thể mất 4 - 5 năm

Một con tàu đang đóng dở của Vinashin tại Nhà máy đóng tàu Thịnh Long 1 (Hải Hậu, Nam Định). Ảnh: Phạm Anh
Một con tàu đang đóng dở của Vinashin tại Nhà máy đóng tàu Thịnh Long 1 (Hải Hậu, Nam Định). Ảnh: Phạm Anh
TP - Tái cơ cấu Vinashin không thể ngày một, ngày hai. Phải mất 4-5 năm mới có một tập đoàn Vinashin đúng nghĩa. Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Sinh Hùng, Trưởng ban chỉ đạo (BCĐ) Tái cơ cấu Tập đoàn Vinashin đưa ra nhận định này tại phiên họp đầu tiên của BCĐ, ngày 17-8.

>> Thủ tướng yêu cầu Vinashin tập trung ba lĩnh vực
>> Thành lập Ban Chỉ đạo tái cơ cấu Vinashin
>> Kết luận của Bộ Chính trị về Tập đoàn Vinashin 

Một con tàu đang đóng dở của Vinashin tại Nhà máy đóng tàu Thịnh Long 1 (Hải Hậu, Nam Định). Ảnh: Phạm Anh
Một con tàu đang đóng dở của Vinashin tại Nhà máy đóng tàu Thịnh Long 1 (Hải Hậu, Nam Định). Ảnh: Phạm Anh.

Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Sinh Hùng, Trưởng ban chỉ đạo (BCĐ) Tái cơ cấu Tập đoàn Vinashin đưa ra nhận định này tại phiên họp đầu tiên của BCĐ, ngày 17-8.

Theo quyết định của Thủ tướng, BCĐ có 2 Tổ công tác. Tổ công tác số 1 có nhiệm vụ tái cơ cấu tổ chức, chiến lược phát triển, định hướng đầu tư và sản xuất, kinh doanh của Vinashin. Tổ công tác số 2 đảm trách công tác tái cơ cấu tài chính bảo đảm nguồn trả nợ, vốn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh và đầu tư.

Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng chỉ đạo các thành viên BCĐ phải thấy rõ trách nhiệm trong việc tái cơ cấu Vinashin, quyết tâm xây dựng Tập đoàn Vinashin mới, đảm bảo việc củng cố, ổn định tư tưởng, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, đời sống cho cán bộ công nhân viên.

Phó Thủ tướng cho rằng, tình hình khó khăn như hiện nay thì không thể ngày một, ngày hai là thực hiện được ngay. “Có thể sang năm thứ 4, thứ 5 mới có được một tập đoàn Vinashin đúng nghĩa. Do đó cần phải xác định rõ mục tiêu là củng cố, ổn định và phát triển để đảm bảo có được ngành công nghiệp tàu thủy phát triển mạnh với Vinashin làm nòng cốt” - Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng nói.

Cần dư luận ủng hộ

Tổng số nợ của Vinashin là 86.000 tỷ đồng. Trong đó nợ trong nước là 55.000 tỷ, chủ yếu là nợ ngắn hạn. Theo BCĐ, Ngân hàng Nhà nước, các ngân hàng nhà nước và thương mại là quan trọng, phải hợp tác với Vinashin để giải quyết nợ, hỗ trợ cho vay vốn để hoàn thiện các dự án dang dở.

Phó Thủ tướng cho rằng, phải thông tin tuyên truyền tới tất cả các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước, nói rõ những khó khăn, thách thức của Vinashin, không giấu giếm tình hình để tạo được sự hợp tác tốt với các ngân hàng và tổ chức tín dụng, tạo dư luận xã hội ủng hộ công cuộc tái cơ cấu Vinashin.

Theo Phó Thủ tướng, nếu dư luận không ủng hộ sẽ tạo ra sức ép lớn làm cho các cơ quan nhà nước, các tổ chức trong và ngoài nước, cán bộ công nhân chùn bước, hoang mang. Như vậy không thể thực hiện tái cơ cấu Vinashin thành công. Do đó, công tác tư tưởng phải tạo sự đồng thuận trong hệ thống chính trị, trong tập đoàn, cán bộ công nhân viên.

Phải đúng pháp luật

Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng đề nghị các thành viên BCĐ thực hiện 4 phương châm hành động của BCĐ. Đầu tiên là, tái cơ cấu Vinashin phải khẩn trương. Bởi “tình hình không cho phép chần chừ”. Thứ hai, phải thực hiện quyết liệt.

Thứ ba, phải phù hợp với pháp luật Việt Nam và thông lệ quốc tế. Thứ tư, cần phải xử lý và giải quyết đồng bộ. Trong đó phải tạo ra được quyết tâm chính trị, tư tưởng bền vững đúng với yêu cầu của Bộ Chính trị.

Điều quan trọng là phải nắm chắc và phân loại đúng những khoản nợ trong và ngoài nước của Vinashin. Phân tích rõ yếu kém, khuyết điểm, vi phạm, xử lý nghiêm minh.

Xem xét cho Vinashin vay mới

Ngày 16-8, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có chỉ thị yêu cầu Vinashin rà soát lại toàn bộ các dự án đầu tư, chuyển đổi và chỉ tập trung vào 3 lĩnh vực chính: công nghiệp đóng - sửa chữa tàu thủy, công nghiệp phụ trợ cho đóng - sửa chữa tàu thủy và đào tạo nâng cao tay nghề cho cán bộ - công nhân công nghiệp tàu thủy. Thủ tướng giao Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các tổ chức tín dụng xem xét cơ cấu lại các khoản nợ của Vinashin, cho vay mới theo đúng quy định của pháp luật và quyết định của Thủ tướng Chính phủ về các giải pháp thực hiện tái cơ cấu tài chính của tập đoàn. 

MỚI - NÓNG